Bát Tràng
Bắt đầu từ đình làng với câu đối:
“Ngũ hành tú khí chung anh kiệt – Vạn trượng văn quang biểu cát tường”
Dịch nghĩa
“Nơi hội tụ khí thiêng hun đúc nên các bậc anh hùng hào kiệt – Ánh sáng văn hóa tỏa xa vạn dặm biểu thị sự cát tường”
“Đất biến thành vàng – Bùn làm ra của báu”
10 người con Bát Tràng có mặt tại Văn Miếu Quốc Tử Giám đưa ra những tác phẩm điêu khắc đặc sắc.
Cuộc triển lãm lớn nhất của Bát Tràng tại Văn Miếu Quốc Tử guán đã chọn gia 10 gương mặt xuất sắc, với 10 phong cách khách nhau, ở mọi lứa tuổi với 150 tác phẩm xuất săc được chọn và trưng bày tai Văn Miếu vào tháng 10/2018 đã thu hút sự quan tâm đông đảo của giới nghệ thuật trong nước. Những tác phẩm thể hiện tinh thần và tính độc đáo đặc sắc của mỗi nghệ nhân. Thấm đượm tôm chỉ tại dình làng Bát Tràng;
“Thổ thành kim” – “Nê tác bảo”
Dịch nghĩa:
“Đất biến thành vàng – Bùn làm ra của báu”
1 Cụ Phạm Văn Huỳnh
Tác phẩm của Cụ Phạm Văn Huỳnh – người nghệ nhân nổi danh Bát Tràng thế hệ xưa
Nối tiếp từ đời này đến đời khác, thế hệ nào của Bát Tràng cũng có những anh tài xứng danh câu đối cổ trong đình làng Bát Tràng
Và để tìm hiểu thực tế lời ca tụng của cổ nhân xưa có còn vang vọng tới ngày nay hay không qua câu đối đặt ở trong đình:
“Ngũ hành tú khí chung anh kiệt – Vạn trượng văn quang biểu cát tường”
Dịch nghĩa
“Nơi hội tụ khí thiêng hun đúc nên các bậc anh hùng hào kiệt- Ánh sáng văn hóa tỏa xa vạn dặm biểu thị sự cát tường”
Trọng Tín Bát Tràng xin phép được gửi đến quí vị những thông tin về những người nghệ sĩ tài hoa, được bình chọn tại cuộc triển lãm
Tác phẩm được làm từ chất liệu men ngọc đặc sắc của nghệ nhân Trần độ trong chương trình “Sắc gốm Bát Tràng trong lòng Hà Nội”
Giữ gìn tinh hoa – phát huy những giá trị văn hoá bền vững Bát Tràng
Cũng như nhiều làng quê Bắc Bộ khác, trải qua nhiều biến động cuộc sống, tác động môi, trường, bước qua nhiều cuộc chiến tranh nhiều cổ vật quý của Bát Tràng đã, và đang bị hư hoại, mất mát rất nhiều. Song thật kỳ diệu, với 600 năm lịch sử kể từ thế kỷ 15 triều nhà lý, những kinh nghiệm được “khẩu truyền” về những bài men, hoạ tiết gốm sứ cổ vẫn được những người con bát tràng lưu giữ như một dòng chảy văn hoá, tâm linh của những thế hệ con cháu Bát Tràng. Ngày càng được giữ gìn và phát huy tốt.
Bộ đồ thờ Phúc Lộc dát vàng ròng, biểu trưng cho sự tôn quý, trường tồn. Đây là tác phẩm tinh xảo được xác nhận kỷ lục “Tác phẩm gốm men lam chàm cổ, dát vàng độc đáo, cổ truyền nhất Việt Nam”
2 Nghệ nhân nhân dân Trần Độ
Những dòng men cổ tưởng chừng chỉ là những hồi ức về một thời huy hoàng nào đó trong một cuốn sử, tạp chí nào đó. Nay lại được nghệ nhân Trần Độ phục hồi nguyên mẫu theo đúng bài men cổ. Rất nhiều những bài men như: Men ngọc thời Lý, hoa nâu thời Trần, Hoa Lam thời Lê, Men rạn thời Nguyễn…. Những màu men được xem là những màu đặc trưng của Bát Tràng đã từng và đang làm lên tên tuổi của Bát Tràng so với những làng nghề gốm sứ khác.
Bộ Đỉnh – Hạc tại cửa hàng trưng bày của nghệ nhân Trần Độ
Với tình yêu trọn đời dành cho gốm sứ, nghệ nhân Trần độ được nhà nước giao cho làm những bảo vật cho quốc gia và kế thừa ông cha làm rạng danh Bát Tràng. Những món đồ của nghệ nhân được làm quà tặng trong những chuyến thăm việt nam của các phái đoàn nước ngoài: Gốm
Nhờ vào tài năng cùng niềm đam mê với nghề nghiệp tổ tông để lại, Nghệ nhân Nhân dân Trần Độ đã được giao làm những món đồ quý giá cho quốc gia và kế tục cha ông làm rạng danh làng nghề khi được chọn để làm những món đồ quý cho các nguyên thủ làm quà tặng trong các chuyến công du như:
phiên bản gốm Cụ Rùa Hồ Gươm tại đền Ngọc Sơn tác giả: Nghệ nhân Nhân dân Trần Độ
Tác phẩm “chiếc bình rượu cổ triều Mạc” quà lưu niệm cho các nguyên thủ quốc gia tham dự Hội nghị ASEM5
Nghệ nhân nhân dân Trần Độ
Thời bao cấp cái đói, cái nghèo còn dai dẳng, Nghệ Nhân Trần Độ cũng như bao người con Bát Tràng “Làm nghề để mưu sinh”. Mới đầu, ông làm gốm gia dụng để mưu sinh. Đến tuổi ngũ tuần, sau khi điều kiện kinh tế khá giả chút, ông bắt đầu tìm tòi, sưu tầm nhiều tài liệu, thử nghiệm phục chế các bài men cổ, những hoạ tiết xưa để lại. Ông chia sẻ “Có những bài men tôi đã chép lại công thức nhưng không thể diễn tả ra được”. Bằng con tim và tình yêu nghệ thuật gốm sứ dẫn đường những bài men đó dần diện ra qua các tác phẩm nghệ thuật của Ông thật thoát tục trên những bình gốm.
Ở tuổi ngũ tuần nghệ nhân Trần Độ lao vào nghề với niềm mong ước phục chế những tinh hoa gốm sứ cổ
Qua hình ảnh nghệ nhân nhân dân Trần Độ ta thấy tình yêu mãnh liệt với nghề nghiệp.
3 Nghệ nhân Trần Văn Khánh
Nghệ nhân Trần Văn Khánh
Những tác phẩm của ông thể hiện nhiều ở dòng men truyền đống tràm xanh. Với những nét xưa thâm trầm, đơn sơ, mà lại rất chỉnh chu. Những cống hiến của ông đang góp phần to lớn vào công cuộc giữ gìn, phát huy, những truyền thống quý báu của làng Bát Tràng.
Nghệ nhân Lê Văn Khánh
4 Nghệ nhân Vũ Mạnh Cường
Chuyên những dòng gốm tâm linh trên chất liệu men rạn, đắp theo nối cổ. Hiện tại ông đang thành công và nối nghiệp với thương hiệu gốm Vạn An Lộc.
Nghệ nhân Vũ Mạnh Cường bên chiếc choé men rạn
5 Nghệ nhân Đỗ Tùng Mậu
Sinh ra và lớn lên đất gốm làng Quyết, Hà Nam nhưng lại “say nghề” và bén duyên với Bát Tràng. Ông định cư và lập nghiệp với dòng gốm Son Đỏ được xem là một làn gió mới giữa Bát Tràng.
Ông đã và đang đóng góp rất nhiều những tác phẩm độc đáo được trung bày tại nhiều triển lãm, một số được trưng bày cho Bảo tàng lịch sử Quốc Gia và Hoàng Thành Thăng Long. Gốm Son Đỏ của ông đã tạo ra một nét chấm phá đặc sắc gắn liền với tên tuổi ông.
Nghệ nhân Đỗ Tùng Mậu
6 Nghệ nhân Trần Nam Tước
Nối tiếp cha chú trong làng nghệ nhân Trần Nam Tước, những dòng men gốm mới được ra đời. Vang danh với chủ đề “Gốm hồn xưa” Trần Tước đã tạo ra những nét độc đáo trong phong cách sáng tác của mình. Năm 2016 tác phẩm “Đầu rồng” của Trần Tước được Chính phủ làm quà tặng Tổng Thống Obama.
Nghệ nhân Bát Tràng Trần Nam Tước
Tác phẩm “Đầu rồng” của Nghệ Nhân Trần Tước được chính phủ tặng Tổng thống Obama năm 2016
7 Nghệ nhân Hà Văn Long
Ông là con trưởng gia tộc họ Hà. Thừa hưởng thương hiệu “Lam Trắng”. Ông đang cống hiến những tác phẩm mỹ thuật có giá trị cao.
Nghệ nhân Hà Văn Long.
8 Nghệ nhân Phạm Thế Anh
Anh là cha đẻ dòng gốm “Hồng Sa“. Sau nhiều đêm mày mò nghiên cứu, nghệ nhân Thế Anh đã thử nghiệm tình công sự kết tinh phù sa cổ sông Hồng. Các tác phẩm của anh được thể hiện qua những bộ ấm chén, trà đạo. Tại triển lãm những mẫu mã ấm chén Hồng Sa của anh được rất nhiều người đón nhận. Thị trường Nhật Bản rất ưa chuộng dòng gốm Hồng Sa và anh đang rất thành công trên con đường mà mình đã chọn.
Tiếp nối sự nghiệp của tổ tông làng nghề Bát Tràng, cũng là một chàng trai thuộc thế hệ 7x, nghệ nhân gốm Bát Tràng Phạm Thế Anh lại cống hiến cho sự phát triển chung của gốm sứ Bát Tràng cũng như gốm sứ Việt Nam dòng gốm mới.
Nghệ nhân Phạm Thế Anh, cha đẻ dòng gốm Hồng Sa
Chiếc Ấm Hồng Sa Châu Bàn của nghệ nhân Thế Anh
9 Nghệ Nhân Phạm Đạt
Là truyền nhân, cháu nội của cố nghệ nhân Phạm Văn Huỳnh, người Bát Tràng gọi với tên dân giã là “cụ Cửu Huỳnh”. Anh là người phục chế thành công dòng men rạn cổ gia truyền cuối nhà Lê – Đầu nhà Nguyễn thế kỷ 16. Anh đã không ngừng sáng tạo, hiện tại với thương hiệu “Gốm tâm linh gia tộc Việt” anh đã xây dựng lên một không gian tâm linh mang tậm nét văn hoá Việt.
Anh là chủ nhân kỷ lục “Tác phẩm gốm men lam chàm cổ dát vàng độc đáo nhất Việt Nam”
Nghệ nhân Phạm Đạt
Tự hào là người phục chế ra dòng men rạn cổ theo bí kíp gia truyền của thế kỷ 16, Phạm Đạt đã không ngừng sáng tạo và gây dựng được thương hiệu riêng mang tên “Gốm Gia Tộc Việt”. Với phong cách gốm Phạm Đạt, anh đã đưa những sản phẩm gốm sứ tưởng chừng rất xưa cũ trở lại trong đời sống hiện đại và là những tác phẩm gốm sứ được yêu thích. Anh còn là người đã xác lập kỉ lục “Tác phẩm “Hưng Thịnh” gốm men lam chàm cổ dát vàng độc đáo nhất Việt Nam“.
Tác phẩm “Hưng Thịnh” gốm men lam chàm cổ dát vàng – năm 2017 của Nghệ nhân Phạm Đạt
10 Nghệ nhân Nguyễn Danh Tú
Gia đình anh nổi tiêgns với ngành gốm “Xương đất – Men màu”. Thành công với dòng “Sứ thấu quang”. Nghệ nhân Tanh Tý không ngừng tìm tòi, thử nghiệm, Đưa ra thị trường những sản phẩm có tính sáng tạo cao.
Anh được nhiều giải thưởng danh giá. Năm 2018, tác phẩm “Sứ thấu quang” được làm quà tặng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về thăm Bát Tràng.
Anh là người có xu hướng hiện đại. Những tác phẩm của anh là sự kết tinh giữa truyền thống và nghệ thuật đương đại. Những tác phẩm của anh độc đáo, có sức hút lớn.
Tác phẩm “Sứ thấu quang” của Nghệ nhân Nguyễn Danh Tú
Kế thừa và phát huy truyền thống Bát Tràng
Hình thành và phát triển hơn 600 năm từ thời nhà Lý thế kỷ 14 đến nay. Mỗi nghệ nhân Bát Tràng đang ngày đêm cống hiến đam mê, giữ gìn ngọn lửa tổ tông để lại. Những người con quê hương Bát Tràng sinh ra và lớn lên kế thừa sự hưng thịnh của ông cha và đang ngày càng làm rạng danh Bát Tràng. xứng danh câu nói:
“Ngũ hành tú khí chung anh kiệt – Vạn trượng văn quang biểu cát tường”
- Trọng Tín Bàt Tràng
- Địa chỉ: 37 Gầm Cầu, Đồng Xuân, Hoàn Kiếm, HN | 46 Xóm 1 Giang Cao, Bát Tràng, HN
- Hotline: 0982559529
- Zalo: 0982559529