Hotline: 0982559529
Header Style 29

Giỏ hàng0

0
0 sản phẩm trong giỏ hàng
Tổng: 0

Nghệ nhân Bát Tràng – Cô giáo Trần Lưu và những lớp học trò 

Nghệ Nhân Bát Tràng – Cô Giáo Trần Lưu Và Những Lớp Học Trò 

Nghệ nhân Bát Tràng – Cô giáo Trần Lưu và những lớp học trò

Thăm Bát Tràng, chúng tôi thật bất ngờ, khi biết cô Trần Lưu là giáo viên dạy vẽ duy nhất của Bát Tràng. Cô sinh năm 1970, đặc biệt cô lại là người Hải Phòng. Cô đã đào tạo ra rất nhiều thế hệ nghệ nhân thành đạt của Bát Tràng.

Ngay từ năm 19 tuổi cô rời quê hương Hải Phòng đến với mảnh đất giàu truyền thống Bát Tràng. Đến nay đã hơn gần 30 năm gắn bó, chị đã dạy vẽ và đạo tạo ra lớp lớp nghệ nhân cho làng Bát Tràng.

 

Nghệ nhân Bát Tràng - Cô giáo Trần Lưu và những lớp học trò 

Cô giáo Trần  Lưu

Thang lang Bát Tràng, gặp chị vào bữa cơm trưa, chị hồ hởi mời chúng tôi dùng bữa. Gia đình chị chỉ có hai mẹ con nhưng nồi cơm thì luôn thật đầy, thức ăn đủ cho chục người với nhiều món đậm đà vị quê: Thịt kho, cá kho, lòng lợn dưa muối.

Chị vui vẻ cười nói: “Chị hay nấu nhiều cơm vì nhà hay có khách, trò cũ, trò mới, bạn bè hay qua chơi nên ai tiện thì thêm bát ngồi quây quần cho vui”. Ngồi dùng bữa cùng chúng tôi còn

 

Chị vui vẻ nói: “Vì cứ nấu lên là bữa nào cũng có khách, học trò cũ, học trò mới, bạn bè ai tiện thì ngồi ăn một bát cho vui”. Ngồi ăn cùng chúng tôi còn có hai người học trò ở thế hệ trước tiện đường ghé vào thăm cô. Như vậy cũng đủ thấy không khí thân gần, ấm áp và xum vầy giữa thầy và trò của gia đình cô. Đây cũng là nét văn hóa vẫn còn lưu giữ được ở các làng quê Việt Nam đồng bằng bắc bộ từ xưa tới nay.

 

Nghệ nhân Bát Tràng - Cô giáo Trần Lưu và những lớp học trò 

Bữa trưa của chị

Cùng trò truyện với chị Lưu, chị cho biết: ” Năm 17 tuổi mình học vẽ nhà thầy Hải đồ cổ ở Hải Phòng, Thầy là một tay buôn đồ cổ nổi tiếng ở Hải Phòng. Năm 1898 thầy có việc lên Bát Tràng, mình theo thầy lên xe và ở lại Bát Tràng theo thầy giảng dạy từ đó.

Gắn bó với Bát Tràng nhiều năm, đào tạo ra nhiều thế hệ nghệ nhân do Làng, chị Lưu được phong nghệ nhân. Chị chia sẻ: “Đây là một niềm vui nho nhỏ với chị vì những việc mình làm được mọi người ghi nhận. Còn danh hiệu chỉ là công nhận về mặt hình thức mà thôi”.

 

Nghệ nhân Bát Tràng - Cô giáo Trần Lưu và những lớp học trò 

Giờ nghỉ trưa của lớp học

Trò chuyện với chúng tôi thêm, chị chia sẻ: “Chúng tôi có chút băn khoăn về danh hiệu nghệ nhân. Nghệ nhân có phải chỉ là thuần tuý về nghề nghiệp, tay nghề giỏi hay còn những mặt khác nữa. Như người chuyên làm trong nhà lò: các bước làm đều có người phụ trách, rồi sau khi sản phẩm hoàn thiện mang đi triển lãm và được phong nghệ nhân”.

Xem thêm:  Nghệ nhân tử sa: Tìm hiểu một số nghệ nhân làm gốm tử sa nổi bật nhất?

 

 

Thưởng Ngoạn Khu Vườn Của Cha đẻ Dòng Gốm “hồng Sa” Phạm Thế Anh

Học trò đang say sưa 

Nhiều năm trăn trở chị Lưu chia sẻ: “Tới đây chị sẽ lên ý tưởng cho ra một tác phẩm kỷ niệm 60 năm Bác Hồ về thăm Bát Tràng. Chị có ý tưởng làm ra những chiếc đĩa thật lớn với cảnh nền là đầm sen của Bác”

Liên hệ

  • Trọng Tín Bàt Tràng
  • Địa chỉ: 37 Gầm Cầu, Đồng Xuân, Hoàn Kiếm, HN | 46 Xóm 1 Giang Cao, Bát Tràng, HN
  • Hotline: 0982559529
  • Zalo: 0982559529

Bài mới

x
Liên hệ