Hotline: 0982559529
Header Style 29

Giỏ hàng0

0
0 sản phẩm trong giỏ hàng
Tổng: 0

“Nhất vị Thiền trà” – Khổ Tĩnh Phàm Xả

“nhất Vị Thiền Trà” – Khổ Tĩnh Phàm Xả

Trà và thiền

Thiền trà

Khi uống trà thì lòng tĩnh tại, khi thiền thì lòng hạnh phúc trầm lắng. Uống một chén trà mà không ngộ được đạo lý thiền thì quả là lãng phí. Uống một ly trà thì lòng tĩnh tại, tinh thần thư thái, từ từ ngắm mắt hít sâu cảm nhận hương vị bao la của trời đất ban tặng.

Nhà chùa có một câu ngạn ngữ: “Trà thiền nhất vị” chính muốn nói cái đạo của việc uống trà; “Tĩnh lặng và thư thái”.

 

Ngài Tô Đông Pha (Đại học sĩ đời Tống – Trung Hoa) có viết câu liễn:

茶筍盡禪味
松杉真法音

Dịch;
Trà duẩn tận thiền vị
Tùng sam chân Pháp âm.

Dịch nghĩa;

Mầm trà tỏa ngát vị Thiền,
Hương trà thoang thoảng về miền chân nguyên,
Hàng thông lay lắt bên triền,
Pháp âm len lỏi theo viền trăng non.

Triệu Phác Sơ – Cố Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Trung Hoa viết;:

七碗受之味
一壺得真趣
空持百千偈
不如喫茶去

Dịch:

 Thất uyển thọ chi vị,
 Nhất hồ đắc chân thú,
  Không trì bách thiên kệ,  
  Bất như ngật trà khứ.

Dịch nghĩa;

Bảy tách thưởng hương trà,
 Một bình thật thú vị,
  Nắm rỗng trăm bài kệ,,
   Không bằng uống trà đi.

Từ đôi liễn về trà, không khó lắm để ta thưởng lãm. Trong trà phảng phất hương thiền, trong thiền nếm được vị trà

“Thiền trà nhất vị” bởi;

Trà là thức uống thanh đạm giữ được tĩnh khí, nó là một phần không thể thiếu trong Thiền.

4 triết lý đồng nhất Trà và Thiền

Có bốn điều liên quan đến nét chung giữa Phật và trà:

1. Khổ(zh. 苦, sa. duḥkha, pi. dukkha):

Phật giáo Đại Thừa lấy Thuyền Bát Nhã dẫn đường, dùng Tứ Diệu Đế làm cương lĩnh.

Trong Tứ Diệu Đế (Khổ Đế, Tập Đế, Diệt Đế, Đạo Đế) và khổ đứng hàng đầu. Khổ ở trên đời do ngũ uẩn (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức) mà ra. Cái “bản ngã” nói:  tôi muốn, tôi thích, tôi sở hữu,…. nhiều hơn quá mức cái mình đang có nên sinh ra: Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi. Vậy nên, uống một chén trà nhìn lại mình (quay vào trong tâm mình)  ngẫm lại một chút đọc Bát Chánh Đạo thấy rằng khổ do ‘ta” mà ra.

Trà có tính Đắng (Khổ), sau Đắng là Ngọt (Cam), như quy luật âm dương vậy ( Trong Âm có Dương) – Trà thì trong đắng có ngọt. Vậy nên, Phật giáo có nhiều phương pháp quán tưởng, để giúp cho con người tu tập. Trà là một công cụ đưa đến trải nghiệm vị đắng – ngọt của “Nhân sinh”, khám phá về “Khổ đế”.

 

2. Tĩnh (靜):

Trà đạo chú ý đến “Hòa với tĩnh

Wa (hòa)  cội nguồn từ Khổng giáo, là đức của con người và của cuộc đời. Hòa, thuận hòa, hài hòa, hòa bình, hòa hợp, hòa đồng…, nghĩa sâu xa của chữ hòa ở đây là sự bình đẳng xã hội. Hoà rồi đến Tĩnh;

Xem thêm:  ĐỒ SỨ DE HUA ĐƯỢC KHÁM PHÁ NHƯ NÀO?

Tĩnh (jaki): Là sự trầm lắng, tách lìa vọng tưởng để tâm hồn được thanh thản.

Thiền và Trà cũng vậy. Lấy hoà làm khởi căn, lấy tĩnh làm gốc. Vì vậy Tĩnh là triết lý quan trọng bậc nhất giữa mối liên hệ “Trà và Thiền”

3. Phàm:

(千利休, Sen-no-Rikyū, 1522-1591): tổ sư khai sáng ra Trà Đạo Nhật Bản viết: “Trà không là gì cả ngoài việc thế này: trước hết đun nước, rồi pha trà và uống đoàng hoàng, không cần biết thêm gì nữa”..

Trà và thiền là vậy: luôn phẳng lặng, có vang tiếng, cầu kỳ gì đâu. Chỉ đơn giản là tĩnh lại và thưởng thức.

4. Phóng:

Người ta sống trên đời “khổ” vì “không buông được” nên Phật giáo nhấn mạnh từ “buông xả”.

Có một câu chuyện trong Phật giáo kể rằng:

“Có một tiểu hòa thượng cùng với lão hòa thượng đi hóa duyên. Vị tiểu hòa thượng cung kính, việc gì cũng nhìn và làm theo sư phụ. Tới bờ sông, hai thầy trò gặp một cô gái đang muốn qua sông nhưng không được.

Thấy chuyện vậy, lão hòa thượng cõng cô gái qua sông, qua sông cô gái cảm ơn rồi đi mất.

Vị tiểu hòa thượng thắc mắc, “sao sư phụ có thể cõng một cô gái qua sông như thế”. Cậu không dám mở lời hỏi, cứ thế và đi suốt 20 dặm, cậu không kìm được mà hỏi sư phụ: “Thưa thầy, chúng ta là người xuất gia, sao thầy lại cõng một cô gái qua sông ?”.

Lão hòa thượng đáp: “Ta đã bỏ cô ấy xuống bên bờ sông rồi, còn con thì đã cõng cô gái ấy 20 dặm rồi mà vẫn chưa bỏ xuống.”

Câu chuyện trên cũng như Thiền và Trà vậy: Ta ngồi uống một ly trà, rồi cảm nhận nó trong từng hơi thở không có những suy nghĩ vu vơ kia có phải ly trà đó có đầy đủ hương vị và lòng biết ơn không ? Cõng mãi những phiền não trong đầu thì chẳng bao giờ tìm được hạnh phúc đích thực trong cuộc sống.

– Hồng Đức biên soạn lại dựa trên những tài liệu của Pháp sư Thánh Huy – Thanh Như (dịch) –

Liên hệ

  • Trọng Tín Bàt Tràng
  • Địa chỉ: 37 Gầm Cầu, Đồng Xuân, Hoàn Kiếm, HN | 46 Xóm 1 Giang Cao, Bát Tràng, HN
  • Hotline: 0982559529
  • Zalo: 0982559529

Bài mới

Kinh nghiệm chọn mua ấm chén Bát Tràng chính hãng

Kinh nghiệm chọn mua ấm chén Bát Tràng chính hãng

Mục lụcTrà và thiền“Thiền trà nhất vị” bởi;1. Khổ(zh. 苦, sa. duḥkha, pi. dukkha):2. Tĩnh (靜):3. Phàm:4. Phóng: Thị trường ấm chén đa dạng về nguồn gốc xuất xứ nhưng ấm chén Bát Tràng chính hãng vẫn luôn là sự lựa chọn

Xem thêm »
Ấm Chén Tử Sa Bát Tràng Có Đắt Không

Ấm Chén Tử Sa Bát Tràng Có Đắt Không?

Mục lụcTrà và thiền“Thiền trà nhất vị” bởi;1. Khổ(zh. 苦, sa. duḥkha, pi. dukkha):2. Tĩnh (靜):3. Phàm:4. Phóng: Trên thế giới này, có những nét đặc trưng văn hóa với những phẩm chất vượt trội, và ấm chén tử sa Bát Tràng

Xem thêm »
x
Liên hệ