Hotline: 0982559529
Header Style 29

Giỏ hàng0

0
0 sản phẩm trong giỏ hàng
Tổng: 0

Đất Thiên Thanh Nê trong “Dương Tiện Minh Sa Thổ” – Lưu Ngọc Lâm

Đất Sét đen Là Gì? Ấm Trà Wuhui Và Ấm Trà Tử Sa đen

Xin gửi đến anh chị độc giả bài dịch về nội dung của đất Thiên Thanh Nê viết trong cuốn sách “Dương Tiện Minh Sa Thổ” bởi Lưu Ngọc Lâm. Mời các anh chị cùng tham khảo!

Thiên Thanh Nê được đánh giá là “đứng đầu trong các loại đất”, tuy nhiên giờ khó mà tìm lại được nó. Các quan điểm về đất “Thiên Thanh Nê” trong lịch sử cũng không hề giống nhau.

Đất Thiên Thanh Nê

Đầu tiên kể đến là sự khác nhau trong quan điểm: “Thế nào là Thiên Thanh Nê?”. Một quan điểm thì cho rằng, Thiên Thanh Nê mang màu sắc giống như bầu trời sau mưa, nên nó mới được gọi như vậy; một quan điểm khác cho rằng, màu Thiên Thanh là bởi màu giống thuốc nhuộm màu thiên thanh, cho nên mới gọi như vậy. Nói về thuốc nhuộm màu thiên thanh, ở trang 371 cuốn “Từ Nguyên”: Thiên Thanh, là tên thuốc nhuộm. Màu đen thẫm mà hơi đỏ, còn có nghĩa là màu xanh đậm lai thêm chút đỏ.

Đất Thiên Thanh Nê Trong “dương Tiện Minh Sa Thổ” – Lưu Ngọc Lâm

Thứ hai đó là Thiên Thanh nê để chỉ màu sắc của quặng gốc, hay chỉ màu sắc của thành phẩm? Đa số quan điểm đều cho rằng, Thiên Thanh Nê có từ thời Minh Thanh, nghĩa là chỉ màu sắc của quặng gốc, bởi thời xưa hầu hết những người làm phu mỏ đều không hề biết chữ, họ thường đặt tên dựa trên sự vật tự nhiên, nên có lẽ họ ám chỉ đặc trưng vẻ bề ngoài của quặng; còn một số ít quan điểm thì cho rằng, Thiên Thanh Nê thời kỳ Minh Thanh là để chỉ màu sắc của ấm tử sa sau khi nung, bởi người làm ấm cũng như các nhà sưu tầm rất chuyên nghiệp, nên họ có thể chỉ ra những đặc điểm thuộc về bản chất của sự vật. Vậy rốt cuộc là ai sai ai đúng? Có thể là người đào đất cùng người làm ấm có những quan điểm khác nhau, thế nên ví von khác nhau.

Đất Thiên Thanh Nê

“Dương Tiện Minh Hồ Hệ” viết bởi Chu Cao Khởi ở thời Minh đã đề cập: “Thiên Thanh Nê, có xuất phát từ Biệt Dã, sau khi nung có màu gan sậm”. Thiên Thanh Nê được nhắc đến trong tác phẩm cổ này khả năng là để chỉ màu sắc sau khi nung của những chiếc ấm tử sa. Từng nghe nói rằng, chiếc ấm đề lương mà nghệ nhân nổi tiếng Thiệu Húc Mậu làm ra, thời Càn Long nhà Thanh (Trung Quốc) đã được làm bằng “Thiên Thanh Nê”.

Như vậy, liệu rằng có loại đất nào quặng có màu như là bầu trời sau cơn mưa, nhưng nung xong trở thành màu “gan sậm” hay không? Loại đất được cho là khá phù hợp với hai đặc điểm trên là đất tử nê đáy tào thanh cùng một số loại tử nê khác. Đất đế tào thanh cùng một số loại tử nê thường có vị trí khá sâu, chịu ảnh hưởng lâu dài từ độ ẩm của đất, bở vậy một số quặng ngay khi vừa đào được đã mang màu “thiên thanh”. Như ảnh 4-9, là quặng đế tào thanh, loại này có màu sắc tím xanh, trong sắc tím có ánh xanh (lam), với đặc điểm màu giống như bầu trời sau cơn mưa, khi hơi nước bốc đi thì lại có màu tím đỏ hoặc là tím nâu, ở trong một trường nhiệt nhất định, màu sắc sau khi nung của nó cũng khá thích hợp với đặc điểm là “màu gan sậm” mà trong sách cổ ghi chép lại. Nhưng phần lớn quặng này không đáp ứng được đặc điểm đó, cho nên không thể nói rằng đất Thiên Thanh Nê mà trong lịch sử nhắc đến, chính là đế tào thanh.

Xem thêm:  LỄ TRÀ SAKAI RISHO NO MORI VÀ MỘT VÀI NÉT ĐẶC SẮC

Đất Thiên Thanh Nê Trong “dương Tiện Minh Sa Thổ” – Lưu Ngọc Lâm

Có rất nhiều loại quặng mang màu sắc giống như màu của bầu trời sau mưa, tuy nhiên sau khi nung thì lại không có màu sắc đen thẫm lai đỏ, bởi vậy có người nói rằng Thiên Thanh Nê đã tuyệt tích. Loại đất Thiên Thanh Nê mà những người ở trong ngành tử sa đưa ra, hoặc là nó có màu sắc quặng gốc giống với màu bầu trời sau mưa, hoặc là có màu sắc của ấm trà sau nung giống như màu bầu trời. Cả hai trường phái này đều rất khó để đạt đến sự trọn vẹn.

Vậy rốt cuộc là loại đất Thiên Thanh Nê sách cổ nói tới đó là gì, không có ai khẳng định được, và ai cũng có những quan điểm riêng của mình. Tuy nhiên có 2 điểm chúng ta có thể khẳng định là:

1- Đất Thiên Thanh Nê là tử nê và có thể được hình thành ở một tầng quặng đặc biệt nào đó;

2- Sau khi nung xong, nó có màu “gan sậm”.

Thiên Thanh Nê được ghi chép lại trong lịch sử rằng chủ yếu được tìm thấy tại khu mỏ Hoàng Long Sơn. Trong “Dương Tiện Minh Hồ Hệ” có nói rằng “Thiên Thanh Nê có ở Biệt Dã” (Là Thời xưa, Biệt Dã thuộc khu mỏ Hoàng Long Sơn). Tương truyền, Đại Thủy Đàm – Đinh Sơn thời trước kia là khu vực khai thác đất tử sa, Thiên Thanh Nê cũng được tìm thấy ở đây. Sau này khi người ta đào mạch nước ngầm làm cho nơi này bị ngập, nó trở thành một cái hồ lớn. Vào những năm gần đây, chính phủ đã xây dựng Đại Thủy Đàm trở thành công viên cho người dân nghỉ ngơi. Đến những năm 70 của thế kỷ trước, xưởng đã từng dùng đến cách phối trộn đất để có thể tái hiện lại Thiên Thanh Nê, tuy nhiên chưa thành công do các vấn đề về lựa chọn và công thức điều phối nguyên liệu.

Hiện giờ không ai có thể chắc chắn rằng loại đất Thiên Thanh Nê ở trong lịch sử là loại đất gì. Hiện tại, phần lớn những người trong ngành đều cho rằng, Thiên Thanh Nê chính là một loại quặng tử sa có màu bề ngoài của quặng gốc cùng ấm thành phẩm đều mang màu thanh (là một màu ở giữa màu xanh lam với màu tím) ánh xanh lục, loại quặng này tìm thấy ở tầng quặng nằm giữa tử nê và ô nê ở khu vực Hoàng Long Sơn, được dính sát vào ô nê, có màu quặng là màu thanh xám, khá cứng chắc, rất giống với thanh khôi nê, tuy nhiên lại không có màu tím của thanh khôi nê. Thành phần của quặng là hydromica, cao lanh, mica trắng, thạch anh, hematit. Và tỷ lệ thành phần chủ yếu của mẫu đất đem đi phân tích là: SiO2 62.05%, Fe2O3 8.27%, Al2O3 24.62%, MgO 0.60%, CaO 0.68%, Na2O 0.24%, K2O 1.77% và LOI 0.07%.

Xem thêm:  Ấm tử sa được làm thủ công và ấm bán thủ công: Cách nhìn nhận ấm

Đất Thiên Thanh Nê

Kết quả phân tích đã cho thấy, hàm lượng của Fe2O3 gần với các loại tử nê khác, xác định rằng đây là tử nê. Hàm lượng SiO2 và Al2O3 thì khá cao, do vậy nhiệt độ nung của đất Thiên Thanh Nê tương đối cao, với phạm vi thiêu kết rộng, và nhiệt độ thích hợp để có thể hiện ra màu thanh đó là khoảng 1210oC. Ở nhiệt độ 1170oC, nó sẽ có màu nâu vàng, hơi có ánh thanh, giống như màu của lão đoạn nê, có mặt cắt thô ráp và tiếng khá trầm. Ở nhiệt độ 1190oC, đất có màu thanh hơi ánh xanh lục, với mặt cắt thô ráp và tiếng trầm. Khi ở nhiệt độ 1210oC, có màu xanh ánh lục và mặt cắt thô ráp cùng tiếng đanh. Tính ổn định của đất Thiên Thanh Nê rất tốt, vì thế LOI (là tổn thất do cháy) vô cùng nhỏ, chỉ có 0.07%. Sự thay đổi về màu sắc sau khi nung của Thiên Thanh Nê giống như lão đoàn nê và thanh khôi nê, đều từ màu nâu chuyển thành màu thanh. Của lão đoàn nê là màu vàng ánh thanh, trong thanh lại có xám, còn thanh khôi nê thì ban đầu là xám ánh đỏ, sau chuyển sang màu nâu xám ánh thanh. Thiên Thanh Nê đến cuối cùng là màu thanh ánh lục. Màu sắc của đất Thiên Thanh Nê có liên quan với chất lượng đất và nhiệt độ nung. Một tác phẩm Thiên Thanh Nê thuần chính sẽ có cảm giác rõ nét, mang màu thanh ánh lục, khi càng dùng càng rõ màu lục, rất tươi mới và sinh động, còn được gọi là “phỉ thúy của tử sa”, có tính thấu khí tốt và được các nhà sưu tầm vô cùng yêu thích.

Liên hệ

  • Trọng Tín Bàt Tràng
  • Địa chỉ: 37 Gầm Cầu, Đồng Xuân, Hoàn Kiếm, HN | 46 Xóm 1 Giang Cao, Bát Tràng, HN
  • Hotline: 0982559529
  • Zalo: 0982559529

Bài mới

x
Liên hệ