Hotline: 0982559529
Header Style 29

Giỏ hàng0

0
0 sản phẩm trong giỏ hàng
Tổng: 0

Nghệ nhân Tử sa Xưa và Nay có những đặc điểm gì

Nghệ nhân Tử sa Xưa và Nay có những đặc điểm gì

Hiện nay, thông tin để lại cho rằng Cung Xuân là người đã khắc dấu ấn của riêng mình lên chiếc ấm Tử sa đầu tiên. Thành công này đã tạo ra một thế hệ nghệ nhân tài năng nổi vào triều Vạn Lịch, đó là: Đổng Hàn, Triệu Lương, Nguyên Sướng và Thời Bằng. Tác phẩm của họ có hơi hướng cổ sơ của Cung Xuân, riêng Đổng Hàn đã sáng tạo ra ấm dạng hoa trám vừa trang nhã vừa tinh xảo vô cùng.

nghe-nhan-tu-sa-xua-va-nay
Qua thời“Tứ đại danh gia” chúng ta đến với thời của các nghệ nhân, đó là Lý Mậu Lâm – người giỏi làm ấm tròn, nhỏ; tuy mới nhìn sẽ không thấy đẹp nhưng khi quan sát kỹ sẽ thấy cấu tứ vô cùng tinh tế, ông đã tạo ra những cải tiến rất quan trọng trong công đoạn nung ấm Tử sa. Tiếp theo là Thời Đại Bân – con trai Thời Bằng, tuy nhiên tài nghệ lại có phần vượt trội hơn cha mình, ông được biết là người chế tác ấm Tử Sa rất nổi tiếng sau mỗi Cung Xuân.

Thời Đại Bân đã truyền nghề lại cho rất nhiều đệ tử, trong đó xuất sắc hơn cả là Lý Trọng Phương cùng Từ Đại Bân, cả ba người cùng để lại cho đời những kiệt tác ấm Tử sa, còn được người đời ưu ái gọi với cái tên “Hồ gia diệu thủ tam đại”. Trong đó, Lý Trọng Phương được biết là con trai Lý Mậu Lâm, các tác phẩm của ông đều văn nhã, mặt kỹ thuật thì lại thật tử công phu. Sau “Tam đại” đến nhiều cái tên khác, nhưng đặc biệt nổi bật gồm có Trần Trọng Mỹ cùng Thẩm Quân Dụng, những chiếc ấm Tử sa do chính họ làm ra được mọi người gọi là “thần phẩm”.

chon-va-su-dung-am-tu-sa

Đến đời nhà Thanh, nghệ thuật làm ấm trà Tử sa lại được tiến thêm một bước dài. Trần Minh Viễn, tên hiệu là Hạc Phong hay Hồ Ẩn, sống dưới thời mạc Minh sơ Thanh, là người chế tạo ra trà cụ nhã ngoạn mang phong cách mới lạ, với hoa văn đường nét được khắc chạm tinh tế, nổi tiếng cả ngoài nước. Đến thời Gia Khánh có hai cái tên Dương Bành Niên và Dương Phụng Niên (nữ), họ là hai anh em, chuyên tạo ra ấm trà Tử sa với những hình dáng lạ mắt, lung linh. Đặc biệt, Dương Bành Niên hợp tác cùng Trần Mạn Sinh là tri huyện Lệ Dương đương thời, khắc tranh lên phôi ấm bằng dao tre, mở cho nghệ thuật tạo hình trang trí ấm trà Tử sa một chương mới. Tác phẩm được hai người hợp tác ký “Á Mạn Đà Thất”, ở đáy và quai ấm còn có dấu triện “Bành Niên”, hay còn gọi là “Mạn Sinh”. Ở thời này còn có Thiệu Đại Hanh, là người nổi tiếng làm ra những chiếc ấm có hình khóm trúc hay cá hoá rồng, với tạo dáng hồn hậu và chất phát, rất tinh mỹ, đã đạt đến đỉnh cao nghệ thuật chế tạo ấm trà Tử sa.

Xem thêm:  Bộ ấm chén từ bát tràng mang đẳng cấp đầy sang trọng cho người dùng

Nghệ nhân Tử sa có tên tuổi ở hai triều đại Minh – Thanh nổi lên rất nhiều, trong bài là những cái tên nổi trội nhất. Thời điểm từ cuối triều Thanh cho đến thời kỳ Dân quốc, sản xuất và kinh doanh ấm trà Tử sa phát triển mạnh, những lò gốm có quy mô lớn sở hữu hàng trăm công nhân, những lò nhỏ sản xuất theo mô hình gia đình. Vào năm 1912, Châu Văn Bá đã thành lập công ty về đồ gốm Tử sa đầu tiên tại Trung Quốc. Đến năm 1917, chính quyền tỉnh Giang Tô đã cho phá núi để xây Công xưởng sản xuất gốm Tử sa Giang Tô, riêng khâu kỹ thuật giao cho hai nghệ nhân có tiếng Trình Thọ Trân cùng Du Quốc Lương đảm nhiệm. Đới Quốc Bảo là một nghệ nhân khắc sứ rất nổi tiếng, ông cũng mở một công ty đồ gốm tên Thiết Họa Hiên, mua phôi ấm của những nghệ nhân nổi tiếng ở Nghi Hưng về khắc tranh hay thư pháp rồi đem nung sau đó bán ra thị trường. Ngoài Thiết Họa Hiên, ở Nghi Hưng vẫn có các xưởng gốm Tử sa chuyên xuất khẩu ấm trà ra nước ngoài rất nổi tiếng, trong đó có xưởng Trần Đỉnh Hòa do Trần Nguyên Minh làm chủ, còn có lò Cát Dực Dân với chuyên môn cung cấp ấm trà Tử sa cho một công ty ở Osaka…
Hiện nay, nghệ nhân về Tử sa đương đại được xếp vào hàng “cao thủ” ở Nghi Hưng gồm 8 người: Bùi Thạch Dân, Nhậm Cán Đình,  Chu Khả Tâm, Cố Cảnh Chu, Vương Dần Xuân, Tưởng Dung, Ngô Vân Căn, và Đàm Tuyền Hải. Những nghệ nhân này đa phần giữ chức vụ khá quan trọng trong ngành mỹ thuật của tỉnh Giang Tô. Học trò và con cái họ giống như câu “Danh sư xuất cao đồ”, đều là nghệ nhân kiệt xuất. Ở Nghi Hưng hiện có đến 20 công ty và nhà máy chỉ chuyên sản xuất một mặt hàng là gốm Tử sa. Ở đây mỗi ngày đều có 20 nghìn nghệ nhân và công nhân đến xưởng để làm việc.

 

Liên hệ

  • Trọng Tín Bàt Tràng
  • Địa chỉ: 37 Gầm Cầu, Đồng Xuân, Hoàn Kiếm, HN | 46 Xóm 1 Giang Cao, Bát Tràng, HN
  • Hotline: 0982559529
  • Zalo: 0982559529

Bài mới

x
Liên hệ