Hotline: 0982559529
Header Style 29

Giỏ hàng0

0
0 sản phẩm trong giỏ hàng
Tổng: 0

Ấm tử sa – Những câu chuyện từ huyền thoại đến thực tế

Ấm ĐẤt TỬ Sa – Phương Pháp để đánh Giá Chính Xác

Nghệ thuật trà cụ Tử Sa được xếp vào một trong 4 quốc bảo Trung Hoa, nên người sành trà không thể không có cho mình bộ ấm tử sa Nghi Hưng để thưởng ngoạn. Loại trà cụ này nổi tiếng bằng những huyền thoại như việc pha trà mà không cần đến trà, có thể lưu trà 5 ngày mà trà không hỏng… luôn luôn mê hoặc mọi trà nhân.

Ấm tử sa

Huyền thoại về trà cụ tử sa

Người ta không biết chính xác tử sa trà cụ được ra đời khi nào nhưng điều chắc chắn là nó tồn tại từ rất lâu, luôn song hành cùng đời sống của trà. Ấm pha trà được ra đời vào thời Minh, cho nên ấm tử sa không thể được ra đời trước thời ấy, tuy thế từ thời Đường – Tống, trà nghệ đã vô cùng thịnh hành, trà nhân thời đó dùng oản (bát) cùng trản (bát nông) phục vụ việc thưởng trà, đấu trà.

Truyền thuyết cho rằng Phạm Lãi ở Vô Tích (Hằng Châu), người tình Tây Thi là người đầu tiên chế tạo trà cụ tử sa từ 2000 năm trước. Công lao dạy người dân làm trà cụ cũng như nuôi cá, nuôi ngọc trai và canh tác nông nghiệp khiến ông được dân tôn làm “Thần tài – Chu công” ở Vô Tích, được thờ cúng vào mùng 2 và ngày 16 âm lịch hàng tháng.

Ấm tử sa

 

Một truyền thuyết khác nhằm để tôn vinh ấm tử sa đã kể về việc mua phú quý. Chuyện kể rằng một nhà sư kỳ dị đã đi qua thôn Nghi Hưng và rao lớn rằng “ai mua phú quý không?”. Chỉ có duy nhất ông lão bần hàn quan tâm đế lời rao này. Nhà sư đã dẫn ông đến vùng núi Tinh Sơn, đá chân xuống đất và biến mất. Ông lão đã đào sâu xuống đất để tìm “phú quý”. Sau đó ông gặp lớp đất ngũ sắc và đó chính là tử sa.

Tuy nhiên dã sử về chùa Kim Sa – Nghi Hưng khẳng định vị trụ trì chùa tên Ngô Nghĩa Sơn ở thời Minh là người đầu tiên  sử dụng đất tử sa tạo ra độc ẩm quý hiếm.

Nghệ nhân đã đưa việc chế tác ấm tử sa nâng lên thành mức nghệ thuật và lưu danh sử sách chính là Cung Xuân. Cung Xuân đã tạo cách dùng muỗng để đong trà làm cốt, rồi dùng tử sa đắp lên, nặn thành ấm… Cuối cùng ông làm ra nhiều ấm trà đẹp, mở đầu trang cho lịch sử ấm tử sa Nghi Hưng. Bởi có biệt tài bẩm sinh, am tường trà nghệ nên ấm trà do Cung Xuân tạo ra được người đời ca tụng nhờ cái “thần” của ấm, ông khéo léo sử dụng được nét mờ ảo của chất đất tử sa, tạo cho người thưởng lãm cảm thấy thấy ấm Cung Xuân giống như một cổ khí linh thiêng. Sau này, con cháu ông đã kế thừa lại, cho ra đời nhiều loại ấm tử sa và lưu truyền hậu thế – đặc trưng của Vô Tích. Cuộc bể dâu trong lịch sử Trung Quốc khiến cho nhà Minh sụp đổ giữa thế kỷ 17, nhiều trung thần không cam chịu nhà Thanh đã rời bỏ Trung Nguyên và chạy xuống các nước ở vùng Đông Nam Á. Hiện nay ở Singapore vẫn còn lưu giữ ấm tử sa Cung Xuân khi nó được theo chân các trung thần xuống phía nam. Ấm tử sa nay được coi là một trong 4 quốc bảo Trung Hoa nằm trong chiến lược bảo tồn và phát triển về văn hóa truyền thống Trung Quốc (bao gồm kinh kịch, quốc họa thủy mạc, ấm tử sa và lụa Tô Châu).

Xem thêm:  Dụng cụ Trà đạo: 19 đồ dùng cần thiết trong Trà đạo Nhật Bản

Tiếp bước Cung Xuân vào những đời sau là Thời Đại Bân lãng mạn hóa loại sản phẩm mà tưởng như vô tri vô giác này. Người đời đã tôn vinh Cung Xuân và Thời Đại Bân thành hàng danh gia chế tác tử sa. Sau họ còn có thêm những cái tên khác như Đồng Hàn, Triệu Lương hay Viên Tích v.v… cũng đưa nghệ thuật trà cụ tử sa Nghi Hưng vang danh khắp Trung Quốc và đạt đến thời kỳ cực thịnh kéo dài hai thế kỷ 17 và 18.

Nguyên liệu ấm tử sa

Ấm Tử Sa – Những Câu Chuyện Từ Huyền Thoại đến Thực Tế

 

Khác với đồ gốm bình thường, tử sa đòi hỏi quy trình công nghệ vô cùng công phu. Cả vùng Vô Tích, rộng ra là Trung Hoa, duy nhất một vùng Tinh Sơn tồn tại thổ khoáng tử sa. Vùng này được kể lại, khi đào lên sẽ gặp đất tử sa 5 màu. Màu vàng (thạch hoàng) nung lên sẽ cho màu đỏ (chu sa), xanh lam qua lửa sẽ chuyển thành nâu đậm “gan gà”, màu vàng nhạt thành lam sa v.v… Nguyên liệu làm ra ấm tử sa không dùng thể chất nổ khai thác vì phải giữ lại tinh khí cho đất nên sử dụng cách thủ công bằng tay; trong sa khoáng tử sa có nhiều lỗ nhỏ li ti, nếu nhiễm khói thuốc không thể tẩy sạch được làm ảnh hưởng đến chất lượng trà. Các nghệ nhân sau này lưu truyền “ngón bí quyết” trộn đất theo tỷ lệ riêng để tạo ra màu đặc biệt như huyền sa, tử sa (ánh tím).

Tử sa được tôi luyện và trộn cùng sa khoáng trầm tích được khai thác ở vùng Tinh Sơn xay nhuyễn. Tỷ lệ pha trộn chính là bí quyết đã làm thất vọng bao kẻ “đạo chích” làm giả ấm tử sa. Bột trầm tích mang cho ấm tử sa 23 nguyên tố vi lượng và trong đó có sắt. Vậy nên khi pha trà bằng ấm tử sa nghĩa là đã vô tình dùng loại trà khoáng hóa tốt cho sức khỏe. Cũng chính nhờ yếu tố này, ấm tử sa thật không bị “chân giả” lẫn lộn vì nó luôn có tiếng thanh khi được gõ vào. Âm thanh này đặc trưng các loại ấm gốm khác không thể có được. Trộn bột trầm tích bên trong làm ấm xốp và thông thoáng, nên mới có kiệt tác “tử sa” được truyền tụng rằng có thể ngắm thấy mức trà trong ấm, ủ trà không bị biến chất suốt 5 – 6 ngày. Trà cụ tử sa được nung trong lò với nhiệt độ rất cao trên 1.200ºC nên sản phẩm chắc bền hơn những ấm gốm thông thường và chịu đựng tốt trước mọi biến đổi về nhiệt độ cũng như có thể đun trực tiếp trên bếp lò.

Nghệ thuật chế tác ấm tử sa

Ấm tử sa

 

Tuyệt tác ấm trà tử sa là tác phẩm điêu khắc rất hoàn mỹ, không những có công năng là như một loại trà cụ mà nó còn là vật trưng bày, sưu tầm và gia bảo. Vậy nên ngoài dòng thương phẩm được sản xuất hàng loạt, người ta chú trọng hơn đến dòng tử sa nghệ thuật – các nghệ nhân phải mài công, vắt óc nghiền ngẫm để chế tạo ra chúng. “Ấm nào, nắp ấy” chính là nguyên tắc bất di bất dịch dành cho mỗi bộ ấm tử sa thứ thiệt, người nghệ nhân tạo ra nó có độ chính xác đến kinh ngạc. Đó là lí do trà nhân có thể thoải mái rót ấm tử sa ở góc nghiêng 90º không hề sợ rơi nắp. Ấy cũng là lí do nắp ấm tử sa không bị “xiềng xích” bởi sợi dây bảo vệ. Miệng vòi, mặt thoáng ấm luôn nằm trên mặt phẳng, khi đầy nước, trà không tràn ra vòi. Tạo vòi ấm là bí quyết, vùng đất “dụng võ”  dành cho các nghệ nhân thi tài năng. Tạo dòng nước trà đẹp và lúc ngưng rót, trà không lem trên miệng vòi là những tiêu chuẩn kỹ thuật rất khắt khe cần đạt được của những tác phẩm khi muốn lưu danh.

Xem thêm:  ĐỦ YÊU TRÀ ĐỂ TRỒNG TRÀ - PHẦN I WUIZHEN VÀ BAI JUYI

Hình dáng của ấm tử sa thường có 3 dạng: hình kỷ hà với nguyên tắc đối xứng cân đối (tròn, vuông, lục giác v.v…), hình mô phỏng thiên nhiên (trái phật thủ, chiếc lá, hình sừng tê giác v.v…) và hình vừa cân xứng vừa thiên nhiên (trái bí ngô, trái đào tiên, đóa hoa sen v.v…)

Nghệ thuật trang trí ấm trà tử sa thấm nhuần triết lý sâu xa được bắt nguồn từ chuẩn mực về luân lý, đạo đức, những ước vọng cuộc sống. Đôi khi đó là những tích lịch sử răn dạy về trung hiếu tiết nghĩa, câu chuyện dân gian mang tính nhân văn. Cảnh đẹp sơn hà cũng là mảng đề tài gợi lên cảm xúc sáng tạo cho nghệ nhân.

 

Liên hệ

  • Trọng Tín Bàt Tràng
  • Địa chỉ: 37 Gầm Cầu, Đồng Xuân, Hoàn Kiếm, HN | 46 Xóm 1 Giang Cao, Bát Tràng, HN
  • Hotline: 0982559529
  • Zalo: 0982559529

Bài mới

x
Liên hệ