VĂN HÓA THƯỞNG TRÀ TAO NHÃ CỦA NGƯỜI Á ĐÔNG – Việt Nam
Với người Á Đông thưởng trà không chỉ là thức uống tốt cho sức khỏe, mà nó còn là nét văn hóa, là sự đào sâu về tâm hồn, tìm đến trốn bình yên, tĩnh lặng. Qua tách trà, ta thấy được sự tinh tế, một nét nghệ thuật độc đáo của con người Á Đông.
Trên thế giới có rất nhiều nơi có văn hóa trà đạo nhưng đặc sắc nhất phải nhắc đến ba đất nước tiêu biểu về nghệ thuật thưởng trà như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản. Tại 3 quốc gia này, văn hóa uống trà đều có những nét tương đồng như sử dụng trà làm thức uống để nuôi dưỡng tâm hồn, để tìm đến nơi tĩnh tại, lắng đọng. Để giúp tâm hồn được thư thái thoải mái khi được thưởng thức những tác trà thơm ngon.
Nghệ thuật trà đạo Nhật Bản
Đúng với phong cách cũng như tính cách của người Nhật, trà đạo Nhật Bản có phần thiên về sự khét khe trong khâu pha chế. Trà đạo từ lâu đã được người Nhật nâng lên thành một môn nghệ thuật để rèn tính kiên nhẫn, tỉ mỉ, vừa tính thế mà lại vừa tao nhã. Vậy nên có thể nói trong các quốc gia, trà đạo Nhật Bản có thẻ coi là nơi có văn hóa thưởng trà cầu kì nhất.
Trà đạo Nhật rất khắt khe về cách pha chế
Người Nhật chọn không gian, chọn dụng cụ pha trà rất cẩn trọng. Dụng cụ pha thường nhỏ nhắn nhưng lại được điểm xuyết bởi những đường nét cực kì tinh tế. Với không gian, người Nhật luôn chọn cho mình một không gian tĩnh lặng mà từ đó, con người được hòa hợp với thiên nhiên cây cỏ, được thư giãn trong sự bình yên diệu kì.
Với tất cả những điều đó, Nhật Bản đã tạo riêng được cho mình một phong cách trà đạo tỉ mỉ, cẩn thận, léo khéo, nhanh nhẹn mà không thể lẫn vào đâu được.
Nghệ thuật thưởng trà Trung Hoa
Cô gái Trung Hoa rót trà
Nếu có dịp, du khách xin hãy ghé qua Bắc Kinh để được tận mắt chứng kiến đôi bàn tay khéo léo của cô gái Trung Hoa tỉ mỉ xúc ấm, pha trà,.. Tuy rằng không giữ những quy tắc khét khe chuẩn mực như văn hóa trà đạo của Nhật nhưng người Trung Quốc vẫn giữ được sự tinh tế, đẹp mắt trong cách pha cũng như cách dùng.
Nghệ thuật thưởng trà Việt Nam
Trà Việt đặc biệt coi trọng hương vị
Ngày xưa, nếu trà chỉ được sử dụng trong những gia đình quyền quý thì nay văn hóa trà đã trở nên phổ biến và được sử dụng rộng khắp dân gian. Cùng với đó, cách pha và cách dùng trà cũng có nhiều biến tấu rất đa dạng. Tuy nhiên, tinh thần của tách trà thì không hề thay đổi. Trà vẫn là thức uống thanh tao giúp cho người thưởng thức thư giãn tinh thần, thể hiện sự hiếu khách của gia chủ mỗi khi bạn đến chơi nhà.
Giờ đây, văn hóa trà Việt Nam là sự hiếu khách, chén trà mời bạn tới nhà chơi, là nét văn hóa tao nhã thanh cao của những đồng chí, tri kỷ gặp nhau,..
Pha trà như thế nào cho đúng?
Thực sự trong nhân gian không có một chuẩn mực như pha trà thế nào là đúng là sai, mà do quan niệm cũng như văn hóa từng vùng từng miền mà ta dùng trà theo phong cách văn hóa đó. Với tôi quan niệm rằng, uống trà là thể hiện sự khoan khoái trong tâm hồn, là sự lắng đọng nhẹ nhàng của tâm trí, được thả hồn vào tình yêu thương thiên nhiên vạn vật,..
Nhưng qua đây tôi xin phép được giới thiệu với quý vị đọc giả một cách pha trà mà tôi tâm đắc nhất có tên ‘’Hồi vị’’. Nếu tôi có điều gì thiếu sót, xin quý đọc giả cứ góp ý thêm một cách tích cực, đóng góp nhất ở bên dưới bài viết nhé !
Bước 1: Chuẩn bị: “Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh’’. Tôi xin giải thích như sau:
– Thứ nhất nước phải là nước tinh khiết
– Thứ hai là chọn trà: tùy theo sở thích của quý vị
– Thứ 3 chọn chén: nếu trà hương quý vị nên chọn chén có vành rộng đáy nhỏ để khi thưởng trà độ rộng của khoang miệng giúp hương trà lan tỏa tốt hơn. Và ngược lại nếu quý vị dùng trà vị thì nên chọn chén vành vừa phải, thành chén dày để giữ nhiệt tốt giúp cho vị trà lưu được hương vị đặc trưng của nó tốt hơn.
– Thứ 4 chọn ấm trà: Ấm trà nên chọn những ấm giữ nhiệt tốt, nắp ấm khít, không hở, để giữ cho trà lên được và giữ được vị tốt hơn.
– Thứ 5 ‘’ngũ quần anh’’: Chính là những người bạn hiền cùng nhau thưởng trà. Quả thực nếu trà ngon mà không có bạn hiền trí thì cũng thật là một sự thiếu sót đúng không quý vị.
Sau đây, tôi xin phép được trình bày cách pha trà ‘’Hồi vị” như sau:
– Bước 1: Cho lượng trà vừa đủ tùy theo nhu cầu cũng như số lượng người dùng hay loại trà mà ta cho vào ấm.
– Bước 2: Rót nước vừa đủ, nếu: – Trà hương: Nhiệt độ chỉ khoảng 80 độ C
– Trà vị : nước cần 100 độ C
– Bước 3: Chỉ để trà trong khoảng 40 giây ta rót đợt nước đầu này ra Tống và để nguội
– Bước 4: Từ nước 2 trở đi ta dùng trà như bình thường cho đến khi ta dùng xong ấm trà đó, ta quay lại sử dụng chén ‘’Hồi vị” mà ta đã chuẩn bị sẵn ban đầu.
Miêu tả: Do khi sử dụng nhiều lượt nước trà một lúc, vị giác của ta có phần giảm cảm giác vị giác khiến cho ta quên đi vị ngon ban đầu của trà. Nhưng sau khi ta nhâm nhi xong một ấm trà rồi quay lại sử dụng chén “Hồi vị” thì vị trà sẽ thật là tuyệt vời đấy ! Các bạn hãy tự mình thưởng thức và cho mình ý kiến bên dưới về cảm giác của các bạn khi pha theo phong cách này các bạn nhé !
Rất hân hạnh và đón chờ những đóng góp của các bạn để chúng ta cùng nhau xây dựng một văn hóa trà đạo Việt Nam thanh cao văn minh tuyệt vời nhé !
- Trọng Tín Bàt Tràng
- Địa chỉ: 37 Gầm Cầu, Đồng Xuân, Hoàn Kiếm, HN | 46 Xóm 1 Giang Cao, Bát Tràng, HN
- Hotline: 0982559529
- Zalo: 0982559529