Hotline: 0982559529
Header Style 29

Giỏ hàng0

0
0 sản phẩm trong giỏ hàng
Tổng: 0

Hương Vị Trà Nam

Hương Vị Trà Nam

Hương án đã đã bày xong trước hiên chờ Giao thừa, chẳng còn việc bèn ra ngồi cạnh gốc Mai pha những cánh trà Tiền Minh cuối cùng của mộ cô gái miền cao gởi tặng năm rồi. Theo từng ngụm nước trà, lòng nghe vời vọi giữa khoảng không êm ả như còn phảng phất tiếng cười xưa.

Trà

 

Tặng quân thiên lý viễn

Tiểu bả nhất âu trà

Dịch:

Tặng người đi ngàn dặm

Cười dâng một bát trà.

Tiễn nhau bằng nụ cười, ại thêm chất nước trà kích tỉnh, quả là Thiền Sư Viên Chiếu đời nhà Lý nước ta thật “khéo” khi trả lời câu hỏi: “Thế nào là cái dụng của Chân Như ?”. Nhưng ông khéo chỗ nào? Ồ! Chẳng biết…!

Thôi, đừng suy luận làm gì cho mệt óc; vả lại, Thiền là không suy luận mà “trực chỉ kiến tánh”,thấy biết qua chứng nghiệm.

Vậy, cứ thử hôm nào có dịp tiễn biệt người thân, bạn tự tay pha trà rồi nở 1 nụ cười tươi mời uống, lúc đó có thể bạn sẽ “ngộ” ra ý chỉ của ông. Nhưng phải là một bát to tướng kia đáy, vì trong nguyên tắc chữ Hán, Sư Viên Chiếu dùng chữ “âu” có nghĩa là “cái chậu nhỏ” hoặc “cái bát lớn”. Uống trà bằng bát lớn có lẽ khiến nhiều người nhớ lại mấy câu ca dao:

Bắt chân chữ ngũ,

Đánh củ khoai lang

“Bớ cô nhà hàng!

Cho anh bát nước”.

Chỉ những ai từng ở miền Trung hoặc miền Bắc mới có thể thấu cảm bài ca dao này. Đi đường xa mệt mỏi, bụng đói, ghé vào một “quán gió” (quán cóc) bên lề ăn một củ khoai, cái bánh ý hoặc ít bánh lá gai rồi gọi một bát nước chè tươi (nấu bằng lá chè xanh tươi, có khi thêm chút gừng) còn nóng, bưng híp thong thả từng ngụm sẽ người khoan khoái dần ra kèm theo hơi mát nếu vào mùa nắng hoặc hơi ấm nếu vào mùa lạnh tỏa lan khắp châu thân “đến tận các lỗ chân lông”.

Ở cac vùng quê miền Trung, miền Bắc ngày xưa, thức uống thông dụng là nước chè nấu trong nồi dất. Lá chè có thể là tươi hoặc khô. Hễ khát, người ta dùng gáo dừa (cái muỗng to làm bằng vỏ dừa khô) để múc vào đưa lên miệng tu một hơi nếu nước nguội, hoặc đổ ra bát (cái tô) đất, pha thêm nước lạnh cho bớt nóng rồi uống. Uống như vậy “quá đã!”, lại tốt cho sức khỏe hơn những loại nước ngọt  có hóa chất nhân tạo hòa chung nước đá.

Hẳn có người cho rằng uống trà kiểu đó là “thô lỗ’, là ‘ngưu ẩm” (trâu uống), “phàm phu tục tử” không như hàng ‘thanh lịch”, “sành điệu” uống trà “có nghệ thuật”. Nhưng thử hỏi trong vở kịch đời đầy vọng động bon chen dễ gù ta lột bỏ những lớp hóa trang che đật để có được một giây phút “vô tâm”, “đói thì ăn, mệt ngủ liền” (cơ tắc xan hề, khốn ắc miên) như Thiền sư Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông đã thổ lộ và tâm tình này cũng được Ngài bài tỏ khi trở lời câu hỏi “Gia phong Hòa thượng thế nào?”:

Xem thêm:  Tại Sao Nên Uống Trà

Áo rách che mây, sáng ăn cháo;

Bình xưa tưới nguyệt, tối uống trà

Chẳng biết các Thiền Sư nước ta uống trà “có nghệ thuật” bắt trước Trung Quốc hay Nhật Bản không; nhưng trong dân gian xưa vẫn thịnh hành (nay vẫn còn rải rác) một kiểu uống trà “có vẻ” nghệ thuật dù người uống chẳng biết tí gì về “Trà Tàu” hoặc “Trà Đạo Nhật Bản”, đó là cách uống trà của những tay “nghiền nước chè tươi”. Mỗi sớm tinh mơ họ thức dậy đun nước và đem mấy nhánh trà xanh (hái ở vườn nhà hoặc mua từ chợ về hôm trước) rửa sạch rồi chọn lấy những lá trà ưng ý vò nát đến độ nào đó đem nhét đầy vào ấm đất, đổ nước  sôi vào ngập hết và trút bỏ ngay lượt nước này, rồi lại chế đầy nước sôi (có khi thêm chút gừng), đậy nắp ấm chờ chất trà ra mới rót uống thong thả trong khoảng không tĩnh tịch. Cách uống trà như vậy có “thiền” không kia chứ ?

Thật ra, giữa trà và thiền có một mối liên hệ khá sâu sắc. Người Trung Quốc và Nhật Bản có truyền thuyết ngài Bồ Đề Đạt Ma (Tổ Thiền Tông Trung Quốc) trong lúc ngồi thiền thấy mình buồn ngủ liền cắt hai mí mắt vứt xuống đất, tự nhiên từ chô đó mọc lên ột cây trà, và các Thiền là những người đầu tiên biết uống trà.

Theo giới nghiên cứu Trung Quốc thì “trà là giống cây quí của phương Nam”, và Ấn Độ với Việt Nam là cái nôi nguyên thủy. Vậy có thể Ngài Bồ Đề Đạt Ma đã đem hạt trà từ Ấn Độ  đến miền Bắc Trung Quốc trồng ở chùa Thiếu Lâm và truyền cách uống trà (cũng như dạy thiền và khí công) cho các nhà sư ở đây. Điều đáng nói đó là Ngài đã thổi một làn hơi tươi mới vào cảnh tu hành chai cứng ở Trung Quốc thời bấy giờ, mở tâm giao hòa với Chân Tánh thiên nhiên. Nhưng qua thời gian, tông Thiền có khuynh hướng trở nên chi ly, câu nệ hình thức và bác học mà Sư Thần Tú là tiêu biểu. Trong bối cảnh đó, ngài Huệ Năng từ miền Nam đến, khai triển dòng thiền đơn giản, phóng khoáng và đại chúng như lời truyền tụng “Nam Năng, Bắc Tú” (miền Nam có huệ Năng, Miền Bắc có Thần Tú).

Với ý phân biệt phương pháp tu hành, lời truyền tụng này cho thấy một yếu tố về sinh thái môi trường (ecogy): cách tu hành và cả cách uống trà của người phương Nam thường sống trong khí hậu nóng đương nhiên có phần khác người phương Bắc thường sống khí hậu lạnh hơn. Điều này cũng thể hiện rõ nét sống Thiền Trung Quốc và Thiền Nhật Bản với cách thiền Việt Nam. Tuy vậy, ngài Huệ Năng nói: “gười tuy có Nam Bắc, nhưng Phật Tánh không có Nam Bắc”, cốt tủy và mục đích của việc uống trà không hề “sai khác”: đó là một phương tiện “tịnh tâm”, lắng yên đầu não.

Xem thêm:  Tại sao những người nghiện trà lại phát cuồng vì Trà Phổ Nhĩ

Phú quý phù vân trì vị đáo

Quang âm lưu thủy cấp tương thôi

Hà như tiểu ẩn lâm tuyển hạ

Nhất tháp tùng phong, trà nhất bôi,

Dịch:

Giàu sang mây nổi đến dần dà,

Ngày tháng trôi nhanh chẳng đợi ta;

Chi bằng tiểu ẩn nơi rừng núi,

Một giường lộng gió, một chung trà.

Lời thơ của Thiền Sư Huyền Quang đời Trần nước ta đã bày tỏ mục địch uống trà của người xừa mà về sau, ông Phạm Đình Hổ đời Hậu Lê có nói rõ trong tập sách “Vũ Trung Tùy Bút” (Ghi chép trong những ngày mưa): “Tinh (chè) sạch sẽ, hương (chè) thơm tho. Buổi sớm gió mát, buổi chiều trăng trong, với bạn rượu làng thơ cùng làm chủ khách ma ung dung pha ấm chè ra thưởng thức thì có thể tỉnh được mộng trần, rửa tan lòng tục…”.

Quả thú vị tuyệt vời! Nhưng chẳng lẽ cứ phải gió lồng, trăng trong mới uống trà được sao? Rồi còn phải nắm vững  các kỹ thuật từ việc phân định hương vị trà, của nước, cho dến những nghi thức chi ly khi pha khi uống mới gọi là “đạt Đạo” như đã trình bày trong những sách nói về “nghệ thuật uống trà” của Trung Quốc hay Nhật Bản?

Các kỹ thuật như thế cần cho những người có ‘tâm không con bình thường”, nghĩa là đầu óc luôn chộn rộn, lo toan, mưu tính hoặc mãi băn khoăn với những điều “vĩ đại”. Các kỹ thuật này là “phương tiện thiện xảo”, là cách tập “thư giãn”, giúp tâm lắng trí yên; cũng như trong tu thiền: nghiên cứu kinh sách, ngồi tréo chân, thẳng lưng, tay đặt theo vị thế nào đó, cẩn trọng trong từng hành vi là để tâm được “định”. Tất cả giống như con thuyền giúp người ta vươt dòng bấp bênh loạn động tới “bờ bên kia”. Nhưng với người tu hành, đó chỉ là chặng đầu trong hành trình “giác ngộ” chân lý; khi đã tới “bờ bên kia”, leo lên được nền đất thì phải bỏ thuyền; nếu không thì chỉ có thể đạt đến đinh cao nghệ thuật (kỹ thuật chuyên nghiệp), trở thành “chuyên viên ưu tú”; hoặc sẽ vướng chân, dễ bị gãy cánh giữa đường.

Trung hữu huyền vi miếu nan hiển

Chân tinh mạc giá thể thần phân

Thể thần tuy toàn

Do khung quá trung chính

Trung chính bất quá kiện linh tính.

Dịch:

Huyền vi ở giữa khó bày tỏ,

Tinh dòng chẳng thể phân thể thần.

Thể thần dù trọn

Vẫn e vượt trung chính,

Trung chính chẳng qua khỏe tuyệt đỉnh.

Bài thơ trên đây của Thiền Sư Ch’o Ui (Thảo Y) (1786-1866) cũng là một Trà Sư thượng thừa ở Triều Tiên (Nam Hàn) trong đó có từ “thể” là “nước pha trà” hoặc là “thân”; “thần” là “chất trà” hoặc là ‘tâm”; và từ “trung chính” có nghĩa là “quân bình đúng đắn”, “khỏe tuyệt vời” thì đừng vướng vào biệ luận cao kỳ, chỉ cầm chén lên và uống. Ý thơ dường như trùng hợp với lời mời “uống trà đi” của Thiền Sư Triệu Châu của đời Đường Trung Quốc.

Xem thêm:  Trà là gì? - Nguồn gốc và phân loại của cây Camellia Sinensis

Có hai vị tăng dế hỏi Đạo. Sư Triệu Châu chỉ một vị hỏi “Thượng tọa từng đến đây chưa?”. Vị tăng đáp “Chưa từng đến”. Sư bảo: “Uống trà đi!”, rồi hỏi vị kia: “Từng đến đây chưa?”. Vị tăng đáp: “Đã từng đến”. Sư lại bảo: “Uống trà đi”. Viện chủ (người chủ trì chùa) hỏi: “Người chưa từng đến uống trà dạy uống trà còn có thể được, người đã từng đến vì sao cũng dạy uống trà?”. Sư gọi: “Viện chủ!”. Viện chủ đáp: “Dạ!”. Sư bảo: “Uống trà đi!”.

Sư Triệu Châu thật cởi mở, chan hòa chẳng khác gì người Việt truyền thống; lạ quen, sang hèn, cao thấp khi gặp nhau dù trong cảnh vui hoặc buồn, nhộn nhịp hay lặng lẽ đều mời uống trà, đó có thể là nước chè xanh mộc mạc hoặc loại trà sao chế công phu.

Nhưng ở đây người ta hỏi Đạo kia mà!? Đạo là vậy đó. Đạo là uống trà ư ? Ừ, vậy đó.

Thôi, đừng nói năng chi nữa, cứ ngồi xuống “Uống trà đi” như một Thiền Sư Nhật Bản đã từng.

Kono fuyu mo

Ikete hitiri no

Mogon no cha

Dịch:

Vào mùa Đông này đây,

Sống một mình một cõi,

Uống trà yên không nói.

“Mugon no cha”, “Vô ngon trà”, “trà yên không nói”, nước trà luôn phẳng lặng, có vang tiếng nào đâu! Chỉ vì con người gán ghép nên trà mang nhiều danh nghĩa.

Có người đến xin học Trà Đạo, Trà Sư Ten Rikyu (Thiên Lợi Hưu) ở Nhật Bản trả lời: “Trà không là gì cả ngoài việc thế này: trước hết đun nước, rồi pha trà và uống đoàng hoàng, không cần biết thêm gì nữa”.

 

  • – Trích Dẫn Trong sách Hoa Đạo do thầy Ngô Ánh Tuyết dịch –
Liên hệ

  • Trọng Tín Bàt Tràng
  • Địa chỉ: 37 Gầm Cầu, Đồng Xuân, Hoàn Kiếm, HN | 46 Xóm 1 Giang Cao, Bát Tràng, HN
  • Hotline: 0982559529
  • Zalo: 0982559529

Bài mới

x
Liên hệ