Hotline: 0982559529
Header Style 29

Giỏ hàng0

0
0 sản phẩm trong giỏ hàng
Tổng: 0

Nguồn gốc cây trà

Nguồn Gốc Cây Trà

Nguồn gốc cây trà

cây trà

Nguồn gốc cây trà theo huyền thoại

Người Á Đông biết dùng trà trước tiên trong lịch sử. Tuy nhiên người ta
biết dùng trà vào thời nào thì vẫn là câu hỏi chưa có thể giải đáp. Theo một thần
thoại Trung Quốc và Nhật Bản thì nguyên một thiền sư Tây Trúc ở Trung Quốc
nhân vì không muốn ngủ quên trong lúc ngồi thiền, đã cắt đứt hai mí mắt vứt
xuống đất. Tự nhiên từ đó nảy sinh ra cây trà và đầu tiên những người dùng trà là
các thiền sư, họ uống trà để tâm trí được bình thản và quên buồn ngủ trong khi
ngồi thiền. Với huyền thoại Nhật Bản thì vị thiền sư này không ai khác chính là
Bodai Daruma (Bodhidharma/ Bồ Đề Đạt Ma).
[3] Thật sự thì chúng ta có thể biết rõ hơn là trà đã được dùng trước thời tổ
Đạt Ma mang Thiền Tông vào đông độ (khoảng cuối thế kỷ thứ năm sau Tây
Dương lịch) khá lâu. Tuy nhiên huyền thoại này có ý nghĩa thật sự là Trà, nghệ
thuật dùng trà như ta sẽ thấy, quả thật có rất nhiều liên quan đối với thiền gia,
đạo gia. Chính những vị này đã dùng trà đầu tiên và hơn nữa, đã biến trà thành
một nghệ thuật tinh vi.
Một huyền thoại phổ thông nữa là trà đã được biết đến từ thời Thần Nông
(khoảng 3000 năm trước Tây Dương lịch, B.C). Thần Nông, như chúng ta biết
vẫn được các dân tộc Á Đông coi là vị nhân thần đã dạy con người biết đến
nông nghiệp nên được gọi là Thần Nông. Thần Nông lại sai mặt trời tỏa sáng và
hơi nóng giúp cho cây cỏ sống được nên cũng có tên khác là Viêm Đế (Vua coi
về sức nóng). Nên nhớ theo truyện cổ nhân gian Việt Nam
[4] thì người Việt Nam đều là con cháu vua Thần Nông: “Đế Minh là cháu ba đời họ Viêm Đế
Thần Nông, sinh ra Đế Nghi. Đi tuần về phía Nam đến núi Ngũ Lĩnh lấy được
con gái bà Vụ Tiên, sinh ra Lộc Tục… Phong Lộc Tục làm Kinh Dương Vương
để trị phương Nam, lấy tên nước là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương có tài đi
dưới thủy phủ, sau đó lại lấy con gái Long Vương ở hồ Động Đình, sinh ra Sùng
Lãm hiệu là Lạc Long Quân…” (Truyện họ Hồng Bàng, Lĩnh Nam Chích Quái).
Thần Nông (2737-2697 B.C.) là một trong Tam Hoàng, ba ông vua đầu tiên
của Trung Quốc trong huyền sử (theo tài liệu về sử học và khảo cổ học thì ngày
nay người ta mới chỉ công nhận có đời nhà Thương (Ân), 1384-1111 B.C., cho
đến ngày nay là có dấu vết rõ ràng, là chính sử). Những thế kỷ về trước các học
giả sử gia Việt Nam đã thường tỏ ý nghi ngờ về truyền thuyết họ Hồng Bàng là
con cháu Thần Nông, và cho rằng ông cha tạo ra huyền thoại đó chỉ vì lòng tự ái
dân tộc, muốn cho rằng Việt Nam cũng ngang hàng với Trung Quốc vì cũng có
cùng một ông tổ xa xưa… Những năm gần đây thì giới học giả với các tài liệu về
cổ nhân học và khảo cổ học thì bắt đầu bài bác lại thuyết thiên di. Nhưng tôi lại
cho rằng Thần Nông (có thể là một bộ lạc hoặc nhiều bộ lạc hoặc một người
lãnh đạo bộ lạc) chính là người Việt cổ. Chính những người này đã dạy dân tộc
Trung Quốc biết đến nghề nông. Chứng cớ hiển nhiên là vì giới nghiên cứu quốc
tế, đã khẳng định bằng phương pháp đo phóng xạ Carbon các cổ vật, để chứng
minh Việt Nam đã biết đến Nông nghiệp trước Trung Quốc khoảng 500 năm. Các
di tích mới đào được ở vùng Ân Khư, ngày nay là An Dương Huyện, tỉnh Hồ
Nam (kinh đô cũ thời nhà Thương) đã cho thấy có rất nhiều cổ vật có dấu vết
Lạc Việt: Từ các hình cá sấu, trâu, voi, trĩ đến loại đồ gốm đen… cũng nên biết
ngay tên Thần Nông (Shen-Nung), dù đã là tiếng Hán cũng vẫn còn giữ được cấu
trúc Việt ngữ (đúng là theo cấu trúc chữ Hán phải là Nông Thần giống như Viêm
Đế). Xin xem chi tiết trong tác phẩm “Nguồn gốc dân tộc Việt” của chúng tôi,
đặc biệt là chương “Ấn tích Lạc Việt trong nguồn văn hóa Ngưỡng Thiều, An
Dương”.
[5] [6] Trở lại với huyền thoại Thần Nông đã biết dùng trà. Các học giả cổ của
Trung Quốc đã dẫn chứng trong sách “Bản thảo” (là quyển sách thuốc cổ nhất
về y học Trung Quốc, vừa được Bắc Kinh cho dịch ra ngoại văn). Sách “Bản
thảo” vẫn được tin tưởng rằng do chính Thần Nông (2737-2697 B.C) viết ra.
Nhưng ngày nay thì người ta biết được đích xác hơn, đó là tác phẩm được viết
vào đời Hán (25-220 sau Tây Dương lịch, A.D.). Riêng đoạn viết về trà, thì giới
học giả hiện đại cũng có thể chứng minh đó là những đoạn chỉ mới thêm vào
trong khoảng nhà Đường (618-907). Vì vậy thuyết này với sách “Bản Thảo”
cũng không đủ ấn chứng.

Xem thêm:  Bộ ấm chén uống trà đạo và các sản phẩm độc đáo nhất định phải biết.

Nguồn gốc trà theo thư tịch

Triết gia Chu Hi (1130-1200) có lẽ là người đầu tiên dựa vào dẫn chứng
ngôn ngữ, dẫn theo các nhóm tân học cận đại như trường hợp Lâm Ngữ Đường.
Theo họ Chu trong “Lễ Ký” và “Kinh Thi” (những tác phẩm xuất hiện khoảng
1000-500 B.C) đã có nhắc đến “Trà”.
Quả thực, Lễ Ký có nói đến món heo sữa nấu xong rồi được gói với “lá
trà”, Kinh Thi thì nói đến các thiếu nữ (đẹp) như “hoa trà”, thiên Thất Nguyệt có
viết:
Thất Nguyệt thực qua
Bát Nguyệt đoạn hồ
Cửu nguyệt thúc thư
Thái đồ (荼) tân xư…
(Tháng bảy ăn dưa; tháng tám cắt bầu; tháng chín thu vừng; hái “trà” đốt
nương…).
Các học giả đông tây kết luận, như vậy người Á Đông đã biết đến “trà”
hàng năm sáu trăm năm trước Tây Dương lịch. Hơn nưa, sách “Nhĩ Nhã” (một
quyển tự điển đầu tiên của nhân loại vẫn được coi là do Chu Công (1100 B.C)
viết, sau đó được Tử Hạ (500 B.C) học trò Khổng Tử san nhuận và đến đời nhà
Hán, Quách Phác (276-324 A.D) viết phần chú thích và chia thành 16 phần là nhà
cửa kiến trúc, vật dụng, cỏ cây, cầm thú…) trong Thảo Mộc Môn đã nói đến
“trà”.
Nhưng vấn đề ở đây là chữ “trà” trong tất cả thư tịch cổ nói trên: Kinh
Thi, Nhĩ Nhã, Lễ Ký, đều viết 荼 ngày nay đọc là “Đồ”, chỉ khác với chữ “Trà”
茶 một nét nhỏ. Vậy “Đồ” là “trà”? Trong sách Nhĩ Nhã thì đã nói đến “Khổ
Đồ” và các cổ thư tịch cũng nói đến đặc tính đắng chát (khổ) của “Đồ”. Sách
thuyết văn của Hứa Thận viết năm 121 A.D. lại nói rõ hơn là “Ming” (茗) là tên
búp non hái từ cây Đồ. Thế mà “Ming” (cũng đọc là Minh hay Dánh theo âm Hán
Việt) thì xưa nay cũng thường dùng lẫn lộn với chữ “Trà”.
Như vậy đã chứng minh được sự thực người Á Đông biết đến Trà
từ nhiều trăm năm trước Tây Dương lịch? Sự thực cho đến ngày nay theo khoa
học về cây cỏ (Botany) thì người ta biết được cây Đồ, cũng có vị đắng giống
trà. Đồ có tên khoa học là Sonchus Oleraceus. Như vậy Đồ rất khác xa cây trà
(Camellia Sinensis). Cây Đồ vẫn còn được người Trung Quốc dùng đến ngày nay
dưới một tên bình dân là “khổ trà” (trà đắng). Vì vậy vấn đề lại trở nên rắc rối
hơn. Quả thật theo cổ thư tịch thì người Trung Quốc đã biết dùng “Đồ” làm đồ
uống từ năm sáu trăm năm trước Tây Dương lịch, nhưng vẫn chưa thể chứng
minh là thời đó “Đồ” 荼 với “Trà” 茶 là một hay là hai.
Chúng ta chỉ biết chắc chắn là đến thời nhà Đường (từ năm 618) Trà đã là
một món uống rất phổ thông trong xã hội Trung Quốc. Có nhiều tên để gọi trà,
nhưng sau quyển Trà Kinh ra đời (khoảng giữa thế kỷ thứ 8) thì danh xưng Trà đã
thay thế cho tất cả các danh xưng khác.

Xem thêm:  5 cách điều nước khi pha trà cho từng loại trà mà bạn nên biết

Nguồn gốc cây trà theo khoa học về cây cỏ

(Cây trà không phải là thổ sản của Trung Quốc)
Hiện nay cả thế giới uống trà và trồng trà. Tất cả giống trà này đều lấy
giống từ cây trà Trung Quốc (Camellia Sinensis). Tất cả đều công nhận rằng
người Trung Quốc dạy cho cả nhân loại biết uống trà. Nhưng có một sự kiện
đáng ghi nhận là người ta không tìm thấy cây trà hoang ở Trung Quốc.
Cho đến khoảng năm 1935 khi người Anh khai thác Ấn Độ để làm sở trà
(hiện nay Ấn Độ sản xuất trà nhiều thứ nhì sau Tích Lan (Sri Lanka) với giống
trà Trung Quốc. Thì vô tình người ta mới thấy một loại cây rừng ở vùng cực
Đông bắc Ấn Độ, vùng Assam, từ trước vốn chưa ai biết kể cả dân bản xứ.
Loại cây này cao đến hơn 30 (ba mươi) mét. Và sau khi nghiên cứu, các nhà thực
vật học mới giật mình: Đây là cây trà, cây trà nguyên thủy cùng họ cùng chủng và
cùng gốc với cây trà Trung Quốc (Camellia Sinensis).
Có lẽ chúng ta quen nhìn loại trà trong vườn trà ở Trung Quốc hay Việt
Nam, thường rất thấp để tiện hái và cũng vì cứ 5, 6 năm lại phải cắt trụi đi cho
cây sinh cành mới (giống như nho) nên không thể biết là cây trà nếu mọc tự
nhiên, là một loại thân mộc. (Cây trà Trung Quốc vì đã bị thuần hóa cả ngàn năm
nên nếu không cắt cũng đã cao đến hơn hai mươi mét). Vì vậy loại “hầu trà”
trong truyền thuyết chính là loại cây trà này.
Sau khi tìm được cây trà rừng ở Assam, người ta còn tiếp tục tìm được các
cây trà rừng trạng thái thiên nhiên ở các vùng biên giới Ấn Độ, Tây Tạng, Miến
Điện, Trung Quốc. (Đó cũng là vùng đất biên giới Vân Nam) và đồng ý vùng này
mới là nơi có cây trà mọc tự nhiên đầu tiên. Nếu nhìn bản đồ Lạc Việt từ thời
Hùng Vương dựng nước Văn Lang cho đến thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa ta thấy
vùng đất này cũng là biên giới Lạc Việt, dù tên là “Nam Chiếu”, “Đại Lý”, “Tây
Thục”… thì xưa đều thuộc về Quế Lâm của ta. Loại trà rừng này chỉ khác là cho
nước đậm hơn, nhưng kém hương hơn loại trà Trung Quốc.
Ở đây tôi chưa vội kết luận rằng chính người cổ Việt đã giới thiệu cây trà
cho Trung Quốc, chỉ biết tạm ở đây rằng về cổ thư tịch ở Việt Nam có rất
muộn, lại bị quân Minh tàn phá tất cả. Cổ thư tịch cổ nhất Việt Nam, tôi chỉ thấy
trong sách “An Nam Chí Lược” của Lê Tắc, một người phản quốc qua Tầu lưu
vong, viết khoảng năm 1271, rằng năm Tống Thái Tổ thứ tám (971) vua Đinh
Liễn Việt Nam đã phải cống cho Trung Quốc ngà voi, sừng tê, trà thơm… (Khai
Bảo tứ niên… Thái Tổ chiếu liễn vi tiết-đô-sứ, An Nam đô hộ. Bát niên ngũ
nguyệt cống kim, bạch, tê giác, tượng nha, hương trà…).
Trà Kinh của Lục Vũ cũng khẳng định “Trà là loại cây quí ở phương
Nam…”. Sách “Quảng Bác vật chí” cũng viết “Cao Lư là tên một thứ trà, lá lớn,
nhị nhỏ người Nam dùng để uống”. Sách “Nghiên Bắc tạp chí” cũng viết “Trà ở
Giao Chỉ xanh như rêu, vị cay, nóng…”. Tất cả những cổ thư tịch này, kể cả An
Nam Chí Lược, cũng đều là sách của Trung Quốc. Tôi sẽ viết thêm chi tiết ở
chương “Trà Việt Nam”. Ở đây chỉ tạm kết luận Việt Nam xưa cũng là quê
hương của cây trà và đã biết uống trà từ hơn ngàn năm trước khi trà được dùng ở
Tây phương.
Thế giới biết đến trà thì càng muộn hơn nữa. Marco Polo có nói đến trà,
nhưng phải đến năm 1559 với sự xuất bản 3 cuốn sách của bộ Navigationi
[7] et
Viaggi, Âu Châu mới biết đến trà qua một đoạn văn ca tụng về trà của Hajji
Mahommed. Sách Historiarum Indicarum, Libri XVI, in năm 1589 cũng đã nói đến
trà. Trong văn chương Anh ngữ thì tác phẩm viết về trà đầu tiên là quyển
Discours of Voyages into Easte and Weste Indies của Jan Huighen Van
Linschooten năm 1598… Từ đây là những rừng thư tịch về trà của Tây phương
mà ta có thể thấy trong bất cứ một thư viện nào. Ở đây ta chỉ tóm gọn là cho đến
năm 1690 chỉ có 2 người có môn bài bán trà cho Anh quốc ở Tân Thế Giới, cùng
lúc đó ở Anh Quốc trà chỉ được bán trong một số tiệm vàng ngọc bảo vật ở
Edinburgh. Trà cũng là một lý do cho Tây Phương xâu xé Trung Quốc và trà cũng
là một nguyên nhân gây nên cuộc cách mạng giành độc lập để thành lập Hiệp
Chủng Quốc Hoa Kỳ. Hiện nay Anh quốc đứng đầu nhập cảng Trà với số lượng
gần 500 triệu cân trà một năm, kế đó là Hoa Kỳ gần 200 triệu cân, Ai Cập 70
triệu cân, Australia 60 triệu cân, Canada 50 triệu cân, Nga 45 triệu cân.

Xem thêm:  Trà thảo mộc lá rời và lí do nó được đánh giá tốt hơn các loại khác

– Trích Trà Kinh –

Liên hệ

  • Trọng Tín Bàt Tràng
  • Địa chỉ: 37 Gầm Cầu, Đồng Xuân, Hoàn Kiếm, HN | 46 Xóm 1 Giang Cao, Bát Tràng, HN
  • Hotline: 0982559529
  • Zalo: 0982559529

Bài mới

Ấm Chén Tử Sa Bát Tràng Có Đắt Không

Ấm Chén Tử Sa Bát Tràng Có Đắt Không?

Mục lụcNguồn gốc cây trà theo huyền thoạiNguồn gốc trà theo thư tịchNguồn gốc cây trà theo khoa học về cây cỏ Trên thế giới này, có những nét đặc trưng văn hóa với những phẩm chất vượt trội, và

Xem thêm »
x
Liên hệ