Bài viết kỳ này vị trà hữu Trương Thị Y Vân sẽ cùng chúng ta tìm hiểu thêm về một quy trình trước khi chế tác ấm đó là phong hóa đất Tử Sa. Cùng tìm hiểu xem trong 5 bước dưới đây, bước nào là bước cần phải chú trọng đến nhiều nhất.
Trân trọng giới thiệu đến các vị trà hữu bài viết dưới đây là của chị Y Vân!
Chất đất dùng để làm ấm Tử Sa được coi là đất nhưng thực tế đó là đá Tử Sa đã được để phong hóa sau đó qua quá trình dài nghiền, lọc, nhào nặn … để trở thành nguyên liệu làm ấm sau này.
Ấm Tử Sa được những người yêu trà ngày càng ưa chuộng và tin dùng bởi nó sở hữu những đặc tính vô cùng đặc biệt của đất Tử Sa mà chỉ ở vùng Nghi Hưng mới có.Tử Sa là một loại gốm tự nhiên, có chất đất nhỏ và mịn, có hàm lượng chất sắt cao và tính kết dính rất dễ tạo hình, đặc biệt là khi dùng để chế tác vật dụng nhỏ có tính chất tinh xảo như ấm trà. 5 ưu điểm của ấm trà Tử sa đã được người xưa tổng kết lại cho chúng ta:
1. Dùng ấm để pha trà mà không làm mất nguyên vị của trà bạn pha, ”Sắc,hương,vị, giai uẩn” (giai uẩn mang ý nghĩa là tiềm tàng). Văn Chấn Hanh đời Minh đã từng bình luận trong “Trường vật chí” rằng: “Ấm Tử Sa dùng để pha trà là tốt nhất, đậy nắp mà không mất mùi thơm, lại giữ nóng lâu”.
2. Ở thành ấm có rất nhiều lỗ thông khí kép, nhỏ li ti (hay còn gọi là khí khổng), khi dùng lâu ngày sẽ hấp thu mùi vị của trà, ta chỉ cần chế nước sôi vào ấm là có ngay hương vị trà.
3. Nước trà khi pha trong ấm trót để quên mấy ngày cũng không bị thiu hay mốc hoặc biến chất.
4. Ấm được sử dụng càng lâu thì màu của ấm càng đẹp, Ngô Kiến đời Thanh từng nói: “Ấm Tử Sa khi dùng hàng ngày, siêng năng lau chùi sẽ đổi lại sáng bóng như gương”.
5. Ấm trà Tử Sa có một đặc điểm là chịu đựng được sự biến động của nhiệt độ nóng và lạnh tức thời mà không hề bị rạn nứt, truyền nhiệt chậm, nếu không may cầm vào ấm cũng không bị phỏng.
- Trọng Tín Bàt Tràng
- Địa chỉ: 37 Gầm Cầu, Đồng Xuân, Hoàn Kiếm, HN | 46 Xóm 1 Giang Cao, Bát Tràng, HN
- Hotline: 0982559529
- Zalo: 0982559529