Hotline: 0982559529
Header Style 29

Giỏ hàng0

0
0 sản phẩm trong giỏ hàng
Tổng: 0

Trà Thư (The Book of Tea) – Kakuzo Okakura

Trà Thư (the Book Of Tea) – Kakuzo Okakura

Trà Thư (The Book of Tea) – Kakuzo Okakura

Trà Thư - Kakuzo Okakura - Cuốn sách hay nhất về Trà Đạo Nhật Bản

Mục lục

CHÉN TRÀ NHÂN LOẠI

CÁC MÔN PHÁI TRÀ

ĐẠO VÀ THIỀN

PHÒNG TRÀ

HOA

TRÀ SƯ

 

Hơn một thế kỷ qua, cuốn Trà thư của học giả Anh và xuất bản lần đầu năm 1906 tại Mỹ được phương Tây coi như tác phẩm tinh tế nhất giới thiệu về Trà đạo, một phong cách sinh hoạt hết sức đặc sắc của người Nhật, và qua đó trình bày tinh túy của văn hóa Nhật Bản và của cả phương Đông nói chung. Cuốn sách, như mong muốn của tác giả, là một cầu nối phương Đông sâu xa, huyền bí, lịch sử đa dạng với phương Tây cho đến đầu thế kỷ XX vẫn chịu tác động nặng nề của tư duy đế quốc chủ nghĩa khi đề cập các vấn đề châu Á, và về văn hóa, ảnh hưởng của Ruyard Kiplid  nhà văn đạt giải thưởng Nobel văn học, người đã sống gần hết cuộc đời ở Ấn Độ với quan điểm “Đông là Đông, Tây là Tây. Đông Tây không bao giờ gặp nhau”. Đó là một lời kêu gọi các bên hãy cất công tìm hiểu, học hỏi lẫn nhau để cùng hợp tác hài hòa “bên chén trà nhân loại”, gạt bỏ đối đầu do những hiểu lầm không đáng có.

Thiên tiểu luận chỉ hơn một trăm trang sách này thực hiên bằng Anh ngữ nhuần nhị, đầy trí tuệ đượm chút humour đặc trưng của người anglo-saxon – cũng có thể coi là một thiên tùy bút đầy chất thơ – ngay lập tức nổi tiếng và được dịch ra nhiều ngôn ngữ Âu Tây. Trà là thức uống ngàn xưa của cac dân tộc Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản. Triều Tiên…; trà cùng với cà phê, cả hai đều có gốc gác ngoại lai, là hàng tiêu dùng thông dụng hằng ngày của người Châu Âu, người Nga, Người Mỹ…, nhưng cùng một loại sản phẩm mà quan niệm về trà, cách thưởng thức trà rất là khác nhau. Có mấy ai là người Nhật biết đến Lẽ thức dùng trà đươc nâng lên như một “đạo” gọi là Trà đạo. Trên thực tế, như lời học giả và trà sư Sen Sashitsu XV, hậu duệ đời 15 của đại trà sư Sen Kikyiu người đặt nền móng cho Trà đạo ở Nhật Bản vào thế kỷ XVI, đã viết “Trà đạo, dưới con mắt của nhiều người nước ngoài thường xuyên bị bao phủ trong một tấm màn huyền bí. Thật ra, nguyên lý của nó rất đơn giản; một nhóm nhỏ bạn bè gặp nhau trong mấy tiếng đồng hồ, cùng nhau dùng thức ăn nhẹ và thưởng thức vài chén trà (dĩ nhiên tuân theo cung cách nhất định, mà chúng tôi sẽ nói kỹ ở đoạn sau) để cùng nhau buông vào khoảnh khắc hoàn toàn thư giãn giữa cuộc đời luôn luôn sôi động, đầy rẫy những phiền não”. Để chứng minh ông dẫn một giai thoại: Một lần đại trà sư Rikyiu đáp: “Bí quyết ở chôc các vị chuẩn bị tâm thế giản dị, khiêm cung khi thưởng thức trà”. “Thì ai chẳng biết chuyện ấy”. người bạn nói; “Vậy thì – Rikyiu cười – vậy thì xin bạn hãy bắt tay chuẩn bị trà hầu quý khách như tôi vừa làm. Tôi sẽ là khách mời của bạn, và có thể sẽ trở thành một môn đồ của bạn cũng nên”.

Nói cho đúng, trà đạo cũng có những phép tắc của nó. Theo tôt sư Rukyiu (1522 – 1591), những phép tắc ấy gói gọn trong bốn từ gốc Hán: wa-kei-sei-jaku (Hòa – kính -tinh – mịch). Chúng yêu cầu những người cùng dự Lễ thuowngt thức trà (chanoyu – trà thang) chấp nhận một số quy tắc ứng xử, nhiều khi cũng khiến những người chưa quen cảm thấy gò bó. Tuy nhiên, theo môn đồ trà đạo, chanoyu chẳng qua là thực hiện những việc vẫn diễn ra thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày: mấy người bạn cùng ngồi xuống chiếu, dùng chung một bữa cơm, thưởng thức vài chén trà. Vẫn theo Sen Sashitsu XV, bốn từ wa-kei-jaku không hàm chứa những gì quá ư cao siêu, huyền bí, ngoài khuôn khổ cuộc sống thườn nhật. Đại trà sư Sen Rikyiu có lần giải thích: “Chanoyu đơn giản là việc nhặt gom than củi, đun sôi siêu nước và pha trà uống với nhau, chỉ có thế mà thôi”.

Wa (hòa)  cội nguồn từ Khổng giáo, là đức của con người và của cuộc đời. Hòa, thuận hòa, hài hòa, hòa bình, hòa hợp, hòa đồng…, chúng ta ai cũng rõ nội dung, song quan niệm về hòa của Trà đạo nhấn một số nét riêng. Hòa đòi hỏi mọi người trong trà thất tự chuẩn bị cho mình một tâm thế hài hòa với khung cảnh, kiềm chế lòng vị kỷ và sự nóng giận, làm sao cho tư duy và hành xử của mình hòa hợp với mọi người. Chữ hòa của Trà đạo đề cao tính trang trong và nét thanh bần vốn là tính chất của cuộc đời bình dị, nhờ vậy tạo nên được khoảnh khắc tách biệt hẳn cuộc sống xô bồ hiện hữu bên ngoài. Hòa đồi hỏi mọi người đồng thuận thực hành một số quy định như cúi người đến mức nào khi chào nhau, chuyện trò trong trà thất nên hướng vào những chủ đề gì, khách dự cần giữ im lặng chờ đến lúc nào mới nên cất lời phá bầu không khí tĩnh mịch, …vv

Ý nghĩa sâu xa của chữ hòa ở đây là sự bình đẳng xã hội, của mọi người trong trà thất. Đã vào đay thì ai cũng như ai, không cần biết thân thế của mỗi người cao sang hoăc hèn kém. Sự bình đẳng này giúp cho mọi người ít nhất trong chốc lát cảm thất mình hoàn toàn tự do, không chịu bất cứ sức ép nào và từ đâu đến. Bình đẳng không có nghĩa là hỗn độn. Đã thỏa thuận giữa cac khách mời với nhau trước khi bước vào trà thất, ao sẽ là người ngồi vào chỗ danh dự, mỗi người sẽ có phần việc ra sao… Để tạo nên khung cảnh và tâm thế ấy, trà thất cho dù làm riêng biệt hay ngay trong nhà ở, đều phải tạo cho được vẻ giản dị, thanh bần. Do đó, có quy ước trà thất chỉ rộng bằng bốn chiếc chiếu rưỡu, dưới một mái lều tranh là tốt nhất. Khách đến dự nếu là võ sĩ phải tự mình tháo kiếm gác ngoài hiên, những người quyền lực, giàu sang được khuyến cáo nên ăn mặc bình dân… Chớ nên quên hoàn cảnh trà sư Sen Rikyiu đề ra các quy tắc của lễ thức khi lập ra môn phái trà Urasenke, ấy là vào thời kỳ chủ nghĩa phong kiến Nhật Bản đạt thịnh trào. Ông buộc phải định chỗ dành riêng cho vị khách danh dự có nhiều quyền lực nhất, chỗ ngồi này cao hơn các khách khác một bậc. Khí hậu và thời tiết đất nước Nhật Bản hết sức khác biệt theo mùa. Thưởng ngoạn trà vào mùa đong đương nhiên phải khác lúc mùa hè. Môn đồ hỏi bí quyết tạo môi trường phù hợp ở đâu. Sen Rikyiu đáp: “Mùa hè, phải gây cảm giác mát mẻ. Mùa đông, sao cho mọi người thấy ấm cúng. Hãy đun sôi nước lên, và pha trà mời khách, sao cho mọi người ai cũng cảm thấy thoải mái”. trên thực tế các quy tắc tiến hành Lễ thức trà khá nghiêm ngặt, đòi hỏi người thực hành Trà đạo phải học hành và thực tập thành thạo nếu muốn trở thành trà tượng, trà sư. Nguyên tắc chung là lấy cái đẹp làm đầu. Đến củi dùng đun nước pha trà cũng phải chặt chéo làm sao giữ cho nguyên vẹn vỏ cây, làm sao khi cháy trong lò củi vẫn giữ được vẻ đẹp thiên nhiên của nó. Cách bày biện hoa trong phòng trà phải tuân theo một quy tắc – có sự thay đổi ít nhiều tuỳ theo môn phái trà, nhưng nói chung là chọn hoa theo mùa, trình bày trang nhã song không được đơn điệu hay trùng lặp. “Hãy bày hoa như thể hoa vẫn sống nơi đồng nội”. Lời tớn Rikyiu. Tại chương Hoa trong Trà thư, tác giả Kazuko Okakura nói kỹ về câu chuyện này.

Kei (kính) thê hiện hoà trên bình diện ứng xử cá nhân. Nó cũng đòi hỏi hết sức trang trọng và khiêm cung. Tại chương thưởng ngoạn nghệ thuật tác giả Kazuko Okakura chữ kính của Trà đạo bằng một biểu tượng rút từ tích xưa về Cây đàn đợi chủ. Tư duy nghệ thuật của Đạo cái đẹp chỉ tồn tại ở cái nhìn của người thưởng ngoạn nghệ thuật. Kính thể hiện ở chỗ người và người thật lòng tôn kính lẫn nhau; mọi người phải tôn kính thiên nhiên như tự nó vẫn tồn tại, chớ nên can thiệt thô bạo vào. Giai đoạn sau đây về Sen Sotan, một đại trà sư trứ danh khác thời xưa, minh hoạ điểm này. Một hôm, nhà sư trụ trì chùa Daito sai một chú tiểu mang tặng ông bạn trà một cành hoa trà rất đẹp. Dọc đường chú tiểu sơ ý làm rụng mất đoá hoa lớn nhất. Cân nhắc một hồi lâu, chú tiểu quyết định mang cành hoa cùng với đoá hoa đã rụng đến dâng trà sư với lời tạ lỗi. Cách ứng xử của chú tiểu chứng tỏ chú biết tôn kính một vật tầm thường là đoá hoa vừa rụng. Trà sư Sen Sotan đón nhận cành hoa, cho vào cái lọ đẹp nhất và treo trang trọng trong trà thất, rồi đặt bông hoa rụng xuống sàn. Nhờ chữ kính của hai thầy trò, cành trà hoa vẫn tự nhiên trong trà thất, tựa không có chuyện gì xảy ra.
Về cơ bản Trà đạo thực hành quan niệm; hãy cố gắng nhìn đời đúng thực chất của nó. Con người phải vất vả bỏ cái lăng kính được tạo nên bởi những tập tục và định kiến xã hội làm méo mó vạn vật. Trong thực tế, các dụng cụ dùng vào lễ thức trà đều có vẻ đẹp tinh tế, song không một vật nào vốn là những sản phẩm được tạo nên để trở thành “tác phẩm mỹ thuật”, chúng không được làm ra để phô trương nghệ thuật mà chỉ để dùng sao cho hài hoà với vẻ đẹp chung quanh. Quan sát kỹ, ta sẽ thấy những dụng cụ pha trà những dịp trang trọng nhất vẫn là những vật dụng thông thường của đời sống thường ngày. Biết coi trọng những vật dụng tầm thường nhất, con người sẽ nhận thấy vẻ đẹp nơi chúng.
Trong quan hệ xã hội, kính đòi hỏi con người trân trọng người khác, không nuôi ác ý, tà tâm đối với đồng loại, cố gắng vượt qua toan tính ganh đua. Mỗi lần tiếp khách, là mỗi lần chủ nhân phải tự coi như đây là cơ hội duy nhất trong đời có được vinh dự này. Còn khách, khi đón nhận chén trà từ tay cung kính của chủ nhân, hãy xoay chiếc chén đúng một vòng trong đôi bàn tay khum lại của mình, cử chỉ này không chỉ chứng tỏ kính trọng chủ nhân mà còn là tôn kính với chiếc chén mình đang cầm, trong khi lòng dặn lòng hôm nay ta có được niềm vui khi uống ngụm trà này, đây là cơ hội duy nhất của đời ta; niềm vui này, vinh dự này, khung cảnh này sẽ không lặp lại lần thứ hai.

Tương truyền chính đại sư phụ của Trà sư Rikyiu đã dạy ông điều đó, qua mấy câu thơ mà ông vẫn thích ngâm nga, tạm dịch ý như sau: Từ lúc đặt chân lên lối đi trong vườn (roji) để tới trà thất/ Cho đến khi giã từ/ Bạn hãy biết hết sức kính nhường chủ nhân/ Không một phút được quên/ Cuộc gặp gỡ hôm nay/ Là cơ hội duy nhất của đời mình. Trong cuộc sống hằng ngày, giá mọi giao tiếp giữa người và người đều được đặt trên nền tảng ấy thì cuộc đời tốt đẹp xiết bao.

Sei (tinh) Không chỉ là đặc điẻm quán xuyến Lễ thức trà mà là một nét đẹp trong lối sống rất đặc trưng của người Nhật Bản, Bắt nguồn từ ảnh hưởng của thần Đạo. Trà thất trong thô sơ, thanh bần vậy mà cực kỳ sạch sẽ. Khi tiến hành Lễ thức trà, tuyệt nhiên không thể tìm thấy ở đâu trong trà thất hay mọi vật dụng một hạt bụi. Hơn thế, còn phải đốt trầm thơm xông gian phòng cho tinh khiết trước khi khách vào. COn đường roji băng qua vườn dẫn trới trà thất cũng hết sức sạch sẽ, sạch sẽ mà vẫn tự nhiên như tác giả Kakuzo Okakura đã mô tả trong sách và cụ thể hoá qua giai thoại vị đại trà sư với người con trai được giao nhiệm vụ quét con đường này. Bởi con đường này tượng trưng cái nẻo mà người đời ai cũng sẽ phải trải qua để đi vào một thế giới khác. Và muón vào được chốn tinh khiết vĩnh hằng, con người phải gột sạch bụi trần.

Jaku (mịch) không chỉ là cảnh tịch mịch tạo nên nơi trà thất. Phòng trà dù làm riêng tại một góc khiêm nhường trong một khuôn viên toà lâu đài lộng lẫy, hay chỉ một ngăn nhỏ giản đơn trong ngội nhà ở bình thường đều phải làm sao tạo được sự tĩnh mịch. Khách phải cùng chủ tạo nên môi trường ấy. Không ai nói to trong trà thất. Không ai ngó lời khi một bạn đang thưởng thức chén trà. Mọi cử chỉ đều có sự cân nhắc.

Mịch của Trà đạo không chỉ là sự thể hiện trong khoảng khắc ngắn ngủi tại một nơi gặp gỡ tạm thời, mà là ước vọng tạo nên một cuộc sống luôn yên tĩnh, thanh bình. Nó thể hiện quan niệm Phật giáo về Niết bàn. Tổ sư Rikyiu nói rõ điểm này: “Lễ thức Trà trước hết phải tiến hành cho đúng lời Phật dạy. Vui thích vì được sống trong dinh thự cao sang hay thường xuyên thưởng thức của ngon, vật lạ. Những chuyện ấy đều thuộc về cuộc sống trần tục. Mọi nơi đều tốt nên nếu có được một tấm mái che nắng mưa, không bị gió thổi bay, mọi thức ăn đều là đủ nếu nó giúp con người không phải chết đói. Môn đồ Trà dạo gom mấy khúc củi và đun sôi nước. Rồi dâng cúng Phật, sau đó mời bạn bè, và mình là người thưởng thức sau cùng. Trước đó, hãy bày mấy cành hoa và dốt lên lư trầm…”

Tại chương nói về Phòng trà Kakuzo Okakura đã ;iaamk rất jau về nếp nhà Không Hoàn Hảo. Theo tinh thần Đạo cũng như Thiền, người ta chỉ có thể nhìn thấy cái đẹp đích thực nơi cái không hoàn hảo, cái dở dang. Bởi sinh lực của đời và của cái đẹp là ở khả năng tiếp tục phát triển của nó, ở chỗ nó luôn vươn tới sự hoàn thiện. Vẫn theo lý giải của trà sư Sen Soshitsu XV, từ thế kỷ XIV, tác phẩm Luận về nhàn (1331) đã viết: “Làm bất kỳ vật gì, không nên chượng sự hoàn tất. Chỉ những gì còn đang dở dang mới khuyến khích người ta lưu ý.

Kakuzo Okakura, tac giả Trà thư, ra đời một ngôi làng nhỏ gần hải cảng Yokohâm năm 1862, đúng vào lúc Nhật Bản bừng tỉnh sau mấy trăm năm tự biệt lập với thế giới. Trước đó không lâu, năm 1860, hạm đội Mỹ do hải quân đô đốc Perry chỉ huy nhân danh tổng thống Mỹ tổng đạt tối hậu thư đòi Nhật Bản phải khai thông cảng cho Tokyo cho giao thương quốc tế. Đây là một đòn đánh thẳng vào lòng tự trọng dân tộc của Nhật Bản đồng thời qua đó nêu một tấm gương công nghiệp hoá, kích thích Nhật Bản tự đổi mình để mau chóng duy tân đất nước.

Từ một ngôi làng nhỏ của dân chài, Yokohama mau chóng trở thành một thương cảng sầm uất, tấp nậpđi lại kiều dân nước ngoài. Thân sinh Kakuzo vốn là một samurai cao cấp (Võ sĩ đạo) chẳng bao trở thành thương gia giàu có nhờ buôn bán lụa tơ tằm sản xuất ngay tại làng quê mình, mà khách hàng chủ yếu là người Mỹ, người Âu,. Cậu bé Kakuzo được học tiếng Anh từ rất sớm, và làm quen với sinh hoạt Tây phương. Được thụ giáo trực tiếp từ các thầy nước ngoài, nên chín tuổi cậu bé đã nói thành thạo tiếng Anh, và đến năm 15 tuổi sẽ trở thành sinh viên đầu tiên của Đại học Hoàng gia Tokyo vừa thành lập 1977, một trường chuyên học về văn hoá, khoa học phương Tây và giảng dạy trực tiếp bằng tiếng Anh hoàn toàn do các giáo sư nước ngoài đảm trách. Chắc chắn cậy sinh viên nổi bật về ngoại ngữ, cho nên được cử luôn làm trợ lý phiên dịch giúp nhiều giáo sư. Thành công của Trà thư trước hết là nó được tác giả viết bằng tiếng Anh chuẩn mực chẳng mấy khác một người Anh chính cống. Hơn thế, tác giả lại tỏ ra rất am tường văn hoá cổ điển Âu Tây.

Tuy nhieen Kakuzo không chỉ dăm dăm hướng mắt nhìn về văn hoá Âu Mỹ như phần đông thanh niên, học sinh Nhật thời bấy giờ. Song song với Anh ngữ, cậu bé được học Hoa ngữ cổ điển (chữ Hán). Sau khi thân mẫu qua đời vào lúc cậu mới lên tám, người cha láy vợ khác, cậu được đưa vào tú học bảy năm liền tại một chùa Phật học. Tại dây cậu học sách kinh điển Trung Hoa dưới sự dìu dắt của sư cụ trụ trì. Những hiểu biết khá sâu của Kakuzo Okakủa về Lão Trang và Khôgr Mạnh, về Phật và Thiền, về Đạo và Thần, về văn học Trung Hoa và kinh bổn Phật giáo sẽ thể hiện rõ trong Trà thư hẳn do cậu thu nhận được từ thời này.

Nhân tố thứ ba làm nên thành công của Trà thư là sự am tưởng của tác giả về nghệ thuật và thi ca cổ truyền Nhật Bản. Kakuza Okakura bắt đầu học hội hoạ Nhật từ năm mười bốn tuổi, đồng thờitham dự đều đặn các lớp học sáng tác thơ, từ cổ điển bằng chữ Hán theo mẫu Đường, tống. Cái vốn kiến thức phong phí và đa dangj ấy biểu hiện rõ tại Trà thư. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu về Kakuza Okakura đều nhất trí bước ngoặt quyết định trong đời ông, giúp ông sớm phát huy được các sở trường của mình, là cơ hội gặp và cộng tác với học giả lỗi lạc người Mỹ Ernst Fenollosa. Học giả này được người Nhật tri ân do những cống hiến của ông trong việc vận động bảo tồn và phát huy văn hoá, nghệ thuật cổ truyền Nhật Bản đúng vào thời nước này đang lâm vào căn bệnh ấu trĩ lúc khởi đầu sự nghiệpduy tân, là xu hướng thời thượng nhất sùng bái phương Tây, đi đến rẻ rúng quả quá khứ với nền văn hiến dặc sắc chủa chính dân tộc mình. Ernst Fenollosa được cử sang giảng dạy triết họctại Đại học Hoàng gia Tokyo năm 1878. Lúc này ông mới 26 tuổi.

Đến Tokyo, ông đam mê nghệ thuật và kiến trúc Nhật Bản. Được sự cộng tác của Kakuzo Okakuzo, một người thành thạo Anh ngữ lại có kiến thức tương đối toàn diện – cậu sinh viên vừa làm thông ngôn trong giao tiếp vừa phiên dịch các văn bản cổ giúp thầy Fenollosa đi sâu nghiên cứu văn hoá, nghệ thuật Nhật Bản. Luôn luôn có Kakuzo Okakura bên cạnh, ông lùng sục khắp các hiệu sách và cửa hàng đồ cổ Nhật, Sưu tầm sách báo bàn về mỹ học Nhật Bản, lại khuyến khích những người bạn giàu có chọn mua những tác phẩm nghệ thuật cổ truyền tiêu biểu của nước này. Sau khi trang bị cho mình đủ cái vốn tri thức cần thiết, và vẫn có Kakuzo Okakura làm trợ lý, ông bắt đầu thực hiện một loạt giảng thuyết về nghệ thuật Nhật Bản, đánh động dư luận xã hội và thức tỉnh giới cầm quyền bản địa. Kakuzo Okakura tốt nghiệp đại học, hai thầy trò càng cộng tác càng gắn bó với nhau. Họ tìm cách tạo sức ép, đòi hỏi nhà cầm quyền có chính sách và giải pháp bảo tồn di sản văn hoá. Một Uỷ ban Nhà nước được chính phủ Nhật thành lập với nhiệm vụ kiểm kê, giám sát, bảo tồn kho tàng di sản văn hoá tại các chùa chiền Phật giáo và điện thờ Thần đạo. Cả hai thầy trò, Ernst Fenollosa. và Kakuzo Okakura, đều được cử làm thành viên uỷ ban này.

Mời ngoài 20 tuổi Kakuzo Okakura đã được trao nhiệm vụ cùng với Ernst Fenollosa giám sát công việc của các nhà sư chùa Horyuji lo viẹc khôi phục, trùng tu một thiền viện ở Nara bị bỏ hoang phế lâu đời. Nhiều tác phẩm nghệ thuật quý hiếm được phát hiện trong dịp này, đặc biệt một pho tượng Phật cổ chưa hề được ai nhìn thấy suốt hai thế kỷ qua. Một điều hiếm thấy – hay là sự sắp xếp có thuỷ có chung của lịch sử. Là sau khi đã bôn ba nhiều năm ở nước ngoài, chính Kakuzo Okakura về cuối đời lại được giao phó công việc khôi phục cac bức tranh tường cổ ngay tại thiền viện này.

Thông qua Fenollosa, okakủa kết thân với nhiều người Mỹ, trong đó có một nhà sưu tập tác phẩm nghệ thuật tên là Wiliam S.Bigelow, Bộ sưu tập cực kỳ quý giá của ông này sẽ trở thành nòng coót cho phần nghệ thuật Á châu tại VIện bảo tàng Mỹ thuật thành phố Boston (Mỹ) thành lập về sau. Một người Mỹ khác là bà Isabelle S.Gardner. Chính tại ngôi nhà của bà ở ngoại ô thành phố Boston, lần đầu tiên Kakuzo Okakura đọc cho các quan khách chủ yếu là trí thức và văn nghệ sĩ Mỹ nghe tác phẩm Trà thư vừa được viết xong, năm 1905.

Đam mê thuật thuật cổ truyền nhưng Kakuzo Okakura không phải là người chơi đoò cổ. Ông quan tâm nhiều hơn đến “nghệ thuật sống” bất cứ thuộc thời đại nào. Ông từng có nhiều chuyến du khảo tại Nhật Bản và đến cả Trung Quốc, Ấn Độ nhằm tìm hiểu nghệ thuật Á châu.

Sau khi nhận được học vị tiến sĩ, Kakuzo Okakura được giao nhiều công việc thuộc lĩnh vực nghệ thuật học. Ông được chính phủ Nhật phó thác trách nhiệm thành lập và làm hiểu trưởng một Trường mỹ thuật quốc gia, đồng thời làm Giám thủ Viện bảo tàng của Hoàng cung Nhật. Năm 36 tuổi, ra khỏi bộ máy chính quyền, ông thành lập một trường nghệ thật tư, nhiều sinh viên bỏ trường quôc gia để theo học, tuy nhiên công việc điều hành nhà trường không mấy thành công. Ông sang Ấn Độ rồi dến Mỹ năm1904. Tại đây ông nhận làm cố vấn cho Cục nghệ thuật Trung Hoa và Nhật Bản thuộc Viện bảo tàng thành phố Boston. Cộng tác với viện này, ông có dịp nhiều lần đi công cán tại châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ và trở về cả Nhật Bản, nhờ vậy càng tích luỹ thêm kiến thức.

Trong một kỳ về nghỉ hề tại cố hương, ông nảy ra ý viết cuốn Trà thư. Mặc dù không phải là một trà sư thực thụ, ông muốn thông qua Trà đạo trình bày tổng quát quan điểm Á châu về nghệ thuật, và đã có những phát kiến đặc sắc, chẳng hạn tinh thần thực sự dân chủ của châu Á thể hiện cụ thể qua Lễ thức trà. Kukuzo Okakura học tập ở Tây phương, làm việc ở Tây phương, nhưng ông phản đối chủ nghĩa tôn sùng công nghiệp và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.

Kakuzo Okakura qua đời tại Akakura Nhật Bản năm 1913. Ngoài Trà thư, ông để lại nhiểu thiên tiểu luận về mỹ thuật và một số tác phẩm khác in trước cả Trà thư như Các lý tưởng của phương Đông, Sự thức tỉnh của Nhật Bản, Con cáo trắng… tất cả đều viết bằng tiếng Anh.

Một trăm năm đã qua kể từ lần xuất bản đầu, Trà thư của kakuzo Okakura vẫn là tác phẩm quan trọng giúp người nước ngoài hiểu Trà đạo và thông qua Trà đạo, hiểu cốt tuỷ của văn hoá Nhật Bản, cho dù sau ông đã có thêm nhiều công trình nghiên cúu sâu hơn về vấn đề này. Lý do không đơn thuần tại đây là tác phẩm đầu tiên, mà chủ yếu ở nội dung sâu sắc và chất gợi cảm của nó. Ngay lần đầu đọc cho một số thính giả chọn lọc nghe tại nhà bà Gardner, nhiều người đã đi từ ngạc nhiên này đến ngạn nhiên tới thán phục. Cuốn sách được truyền tay từ người này sang người khác và hầu như ai đọc cũng cho đây là một bí quyết giúp họ khám phá hoặc hiểu sâu hơn về phương Đông. Lối trình bày tinh tế với giọng nói tâm tình và lời văn chọn lọc cuốn hút người nghe.

Trà thư đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ, và qua một trăm năm, vẫn có người thích chuyển ngữ lại theo nhận thức và rung cảm của riêng mình. Các dịch giả đều rà soát, chỉnh lý cẩn thận bản dịch đã công bố của mình trước khi cho tái bản. Có thể coi như thỉnh thoảng lại ra đời một bản dịch mới. Trà thư bản tiêgns Việt (với tên sách Trà đạo) dã đến với đọc giả Việt hơn bốn mươi năm trước đây. Riêng các bản dịch tiếng Pháp, chúng tôi có trong tay bốn, năm bản khác nhau, trong đso có hai bản mới in năm 2007 và 2008.

Dịch giả Pháp Gabriel Mourey coi Kakuzo Okakura không chỉ là một nhà văn, một học giả, mà ông còn là một nghệ sĩ thi nhân. Trong lời giới thiệu bản dịch của mình (in lần đầu năm 1931, tái bản gần nhất vào các năm 1992, 1997, 2007) ông có viết: “…chúng tôi hy vọng người đọc sẽ tìm thấy sự tinh tế và niềm hứng thú hiếm hoi mà bản thân tôi đã có được trong khi dịch…”. Chính xuất phát từ mong muốn tự mình cùng tìm được cho mình niềm hứng thú hiếm hoi ấy mà người viết mấy dòng này đã cố gắng chuyển ra tiếng Việt theo cảm thu cá nhân. Công việc tưởng không mấy khó khăn, vì chữ nghĩa nguyên tác thoạt xem không quá khó – mà hoá ra chẳng dễ chút nào, chủ yếu bởi nội dung cuốn sách đề cập nhiều vấn đề vượt quá tầm hiểu biết của mình: Thiền và Đạo và Thần, Phật và Khổng và Lão và Trang…, phong tục tập quán của người Nhật và lịch sử mỹ thuật, kiến trúc Nhật Bản, cả một nền văn hoá mà chúng tôi chỉ đứng bên rìa ngắm nghía”. Chúng tôi đối chiếu nguyên tác với các bản dịch tiêgns Pháp khác nhau thì thấy mỗi người dịch thể hiện một lối riêng đã đành, mà có trường hợp hầu như trái ngược nhau, chứng tỏ mỗi người hiểu một cách. Những vấn đề nào chưa tỏ tưởng, chúng tôi đành bám sát từ ngữ chứu không diễn dịch theo cảm thụ chủ quan rất có thể sai lạc, theo cách thường gọi là phóng dịch, dịch thoát, phóng tác…. Cây văn đôi khi vì vậy không được sáng sủa lắm song đành vậy, trông chờ sự chỉ giáo của bạn đọc. Bản Việt ngữ của Bảo Sơn năm 1969 giúp chúng tôi nhiều trong việc kiểm tra những danh từ riêng của Trung Hoa, Nhật Bản được tác giảviết bằng Anh ngữ sang từ Hán Việt. Để bạn đọc đơc mất công tìm hiểu, người dịch xin thêm ghi một số chú thích không có trong nguyên tác. Dù sao, như người xưa thường nói, bản dịch có cố gắng đưến mấy chẳng qua cũngc chỉ là mặt trái của một bức tranh thêu, không thiếu một sợi chỉ, một đường kim nào song làm sao thể hiện đúng cái thần của bức tranh.

 

Hà Nội, đầu năm 2009

Qua ngụm nước ánh màu hổ phách đựng trong chiếc chén sứ tráng men ngà, người sành điệu có thể thưởng ngoạn đồng thời vị ngọt ung dung của Khổng tử, chất thâm trầm của Báo tử và mùi hương thanh khiết lâng lâng của Đức Thích Ca Mâu Ni.

 

Trà Thư (The Book of Tea)

Chén trà nhân loại

Trà khởi thuỷ là một dược thảo trước khi trở thành thức uống. Ở Trung Hoa vào thế kỷ thứ VIII, trà được coi như thú vui thanh nhã của tao nhân mặc khách. Đến thế kỷ XV, trà được Nhật Bản nâng lên thành một tôn giáo về thẩm mỹ học, gọi là Trà đạo.

Trà đạo là một lễ thức đặt nền móng trên sự tôn thờ cái đẹp giữa vô vàn sự việc nhố nhăng tầm thường của cuộc sống hằng ngày. Nó gọi cho môn đồ Trà cảm hứng về thanh khiết và hoà hợp, những bí ẩn của tương thân tương ái, cũng như giúp họ nhận ra ý nghĩa lãng mạn trong trật tự xã hội hiện hành. Trà đạo thực chất là sự ngưỡng vọng cái “Không” hoàn hảo, bởi nó là một nỗ lực thường xuyên nhằm tiến tới thực hiện được một cái gì có thể trong thế thái nhân sinh đầy rẫy những điều không có thể.

Triết lý Trà không chỉ là một chủ nghĩa thẩm mỹ giản đơn như nhận thức thông thường của chúng ta về thuật ngữ ấy, bởi nó thể hiện đồng thời với mỹ học và tôn giáo, một quan niệm tổng hoà  về con người và tạo hoá. Nó là một môn vệ sinh, do dồi hỏi sự thanh thiết; nó là một khoa kinh tế, bởi chứng minh được con người có thể tìm thấy sự bình yên ở chốn giản dị thanh bần hơn cả nơi xa hoa phiền toái; nó là một môn hình học của tinh thần, giúp ta minh định sự cân bằng trong quan hệ giữa con người với vũ trụ. Cuối cùng, nó biểu hiện tinh thần dân chủ đích thực của Phương Đông ở chỗ bất kỳ ai tôn sùng Trà đạo đều có thể thưởng ngoạn lạc thú tao nhã chẳng khác chi bậc quý tộc thượng lưu.

sự biệt lập từ xa xưa của nước Nhật Bản đối với thế giới đã thường xuyên thúc đẩy người Nhật coi trọng cuộc sống bên trong, luôn tự xét mình, hoàn cảnh ấy là nhân tố thuận lợi thúc đẩy Trà đạo phát triển. Từ nhà cửa, nội thất và mọi tập quán sinh hoạt, trang phục và phong cách ẩm thực cho đến đồ sứ, sơn mài, hộ hoạ, ngay cả văn chương nữa, mọi thứ ở Nhật Bản đều chịu ảnh hưởng của Trà đạo. Không một ai nghiên cứu văn hoá Nhật lại có thể làm ngơ không nhìn thấy sự hiện hữu của nó. Trà đạo thấm sâu vào những dinh thự cao sang quyền quý nhất cũng như các mái lều gỗ lá thực sự thanh bần. Nó bày cho nông dân Nhật chúng tôi hiểu nghệ thuật cắm hoa, nó dạy cho người lao động bình thường nhất biết tôn yêu những hòn đá dựng tự nhiên và dòng nước tôn róc rách. Trong ngôn ngữ thông dụng, người Nhật chúng tôi gọi kẻ nào hững hờ vô cảm đối với những cảnh bi hài đối với cuộc sống riêng tư của đồng loại là người “thiếu hơi trà”. Ngược lại, những ai thô lỗ tự cho phép mình buông thả theo dòng cảm xúc cá nhân dung tục, không biết kiềm chế để vượt qua chừng mực trước tấm thảm kịch của thế gian thì được coi là “bị dư chất trà”.

Người ngoài cuộc hẳn lấy làm ngạc nhiên tại sao người ta cso thể làm ồn ào đến vậy chung quanh một chuyển chẳng có gì. “Trong có mỗi chén trà, làm chi mà lắm bão tố phong ba đến thế”. Họ sẽ thốt lên. Nhưng nếu họ nhận thấy chén vui của nhân gian thường nhỏ bé như thế nào, cái chén ấy nhanh chóng tràn nước mắt ra sao, và trong cơn khát vọng cái Vô Cùng không có cách nào làm dịu bớt, chúng ta đã dễ dàng nốc cạn nó, thì chắc chắn người ta sẽ không trách cứ chúng tôi sao đi bày vẽ lắm thứ vì một chén trà bình thường.  Loài người còn làm lắm điều tồi tệ hơn. Chúng ta chẳng đã quá dễ dãi hiến dâng thờ phụng tửu thần Bacchus; chúng ta chẳng đã từng làm biến dạng đến cả hình ảnh thần Mars chiến chinh đó sao. Vật thì cớ gì ta không hiến thân trọn vẹn cho Nữ hoàng trà hoa, không thư thái đắm mình trong dòng suối nồng hậu thân tình chảy từ điện thờ nàng xuống? Qua ngụm nước ánh màu hổ phách đựng trong chiếc chén sứ tráng men ngà, người sành điệu có thể thưởng ngoạn đồng thời vị ngọt hiền hậu ung dung của Khổng tử, chất chát thâm trầm của Lão tử và mùi hương thanh khiết lâng lâng của đức Thích ca Mâu ni.

 

Những ai không có khả năng ngộ cái nhỏ bé trong những sự to tát của bản thân thì cũng khó nhạn ra cái vĩ đại trong những việc vặt vãnh nơi người khác. Một người Tây phương luôn hài lòng cuộc sống vật chất phong lưu hời hợt, giỏi lắm thì cũng chỉ nhìn thấy qua lễ nghi Trà đạo thêm một cái nữa trong nghìn lẻ một cái dị kỳ vốn đã có đã tạo nên thứ men hấp dẫn và chất thơ ngây mang tính con trẻ mà phương Đông vẫn mang lại cho ông ta. Người ấy quen coi Nhật Bản như nước dã man khi người Nhật thực hành những nghệ thâutj tinh tế của hoà bình; người ấy lại đánh giá Nhật Bản là một nước văn minh kể từ khi người Nhật lap vào thực hành những cuộc giết người hàng loạt trên các bãi chiến trường tại nước Mãn Châu (Trung Quốc). Người ta chẳng đã dành biết bao nhiêu lời luận bình cho cac Thế thức Samurai, cái Nghệ thuật chết mà vì nó biết bao quân nhân môn đồ Võ sĩ đạo nhiệt nồng hiến dâng mạng sống của mình, vậy mà có mấy ai quan tâm để ý tới Trà đạo, cai đạo thể hiện tuyệt vời Nghệ thuật Sống của người Nhật Bản chúng tôi đâu.  Hỡi ôi, chúng tôi thà tự nguyên coi mình mãi mãi là kẻ dã man và sẵn lòng khước từ danh tiếng của người văn minh nếu tiếng thơm này đơn thuần dựa trên vầng hào quang khủng khiếp của những trận mạc. Và chúng tôi sẵn sàng chờ đợi cho đến lúc nào nền nghệ thuật và những lý tưởng của chúng tôi nhận được sự tôn vinh xứng đáng.

Vậy thì biết đến bao giờ Phương Tây mới hiểu hoặc ít ra mới thử tìm hiểu Phương Đông ? Những người châu Á nhiều khi kinh hoàng thật sư trước tấm màn kỳ quặc được dệt bằng những sự kiên có thật và những câu chuyện hão huyền mà người ta trùm phủ lên chugns tôi. Người ta bảo chugns tôi sống bằng hương của hoa sen, nếu không phải nhờ ăn thịt chuột và xác gián.Đất nước chúng tôi toàn một lũ cuồng tín bất lực hoặc bon người dâm đãng ti tiện. Tinh tuý duy linh của Ấn ĐỘ được coi là sự ngu muội, đức khiêm nhường của Trung Hoa bị chê là ngốc ngếch, lòng ái quốc của người Nhật Bản thì chẳng qua là sản phẩm của thuyết định mệnh; thậm chí co sngười còn đi tới chỗ cho rằng sở dĩ người châu Á ít nhạy bén trước những nỗi đau về thể xác hay tinh thần, ấy là vì trong hệ thần kinh của họ vốn tồn tại một số tế vào nào đó chai cứng bẩm sinh.

Tại sao quý vị cứ đưa chúng tôi ra làm trò vui ? CHâu Á sẵn sàng đáp lễ. Quý vị sẽ còn vui cười nhiều hơn nữa nếu quý vị biết chúng tôi đã nghĩ, đã viết những gì về quý vị. Các vị có thể nhìn thấy hình ảnh của mình đẹp hẳn lên nhờ kỹ thuật phối cảnh xa gần, ở đó có tất cả mọi thứ, bao gồm nỗi cảm phuc vô thức của chúng tôi về những cái kỳ diệu cùng mối oán hận lặng thần đối cái mới và những gì vô định mà nó mang lại. Người ta khoác cho quý vị những đức tính quá siêu việt để có thể ước mơ, người ta cáo buộc quý vị những tội ác quá hoành tráng để chẳng ai còn dám lên án. Các nhà trước tác ngày xưa của chúng tôi toàn những bậc hiền triết thôm kim bác cổ đấy – đã dạy cho chúng tôi rằng, nói ví dụ, cac ngài từ Tây dương đến ai cũng có cái đuôi dài được che giấu đâu đó bên trong trang phục, và quý vị là những bậc ưu dùng vào bữa tối món ragu nấu bằng trẻ sơ sinh! Còn tệ hơn thế nữa: Người châu Á chúng tôi xưa nay vẫn quen coi quý vị là loài người kém thực tế nhất trần đời, bởi quý vị chẳng bao giờ thực hành những gì quý vị luôn mồn thuyết giáo.

May mắn thay những ý tưởng sai lạc ấy bắt đầu tan biến dần ở châu Á. Giao thương đưa đẩy biết bao người châu Âu tìm đến các hải cảng miền Viễn Đông; thanh niên châu Á đổ xô sang các trường cao đẳng Tây phương mong hấp thụ được đôi điều của nền giáo dục hiện đại. Cho dù chúng tôi chưa thể thấu hiểu sâu xa nền văn hoá của quý vị, ít ra chúng tôi có thiện chí học hỏi. Biết bao nhiều đồng bào của tôi đã đua đòi bắt trước quá nhiều tập quán và cung cách của quý vị do họ ngây thơ nhầm tưởng, cứ thắng bộ áo cổ cồn và chụp chiếc mũ quả dưa bằng lụa lên đầu khắc quán triệt nềnvăn minh của quý vị. Cho dù những kiểu cách học đòi ấy thật đáng thường và đáng giận, thì ít ra cũng chứng tỏ chúng tôi nhiệt nồng tìm cách tiếp cận với lòng cảm phục nền văn minh của quý vị.

Đáng buồn sao Phương Tây lại luôn tỏ ra thiếu đồng cảm với Phương Đông. Các giáo sĩ thừa sai đạo Cơ đốc đến xứ sở chúng tôi là để rao giảng chứ tuyệt nhiên không nhằm học hỏi. Mà những thông tin các bậc ấy nắm được toàn dựa trên dăm ba bản sách dịch nghèo nàn rút nhặt từ nền văn hiến mênh mông của châu Á, nếu không phải là thông qua những giao thoại chẳng có gì dáng tin cậy lắm từ ký ức những du khách chỉ tạt ngang qua lục địa này. Rất ít trường hợp có được ngòi bút hào hiệp của một Lafcadio Hear hay của một văn gia địch thực như tác giả cuốn Lan man về cuộc sống ở Ấn Độ, người biết dùng ngọn duốc xúc cảm của chính người Đông phương để soi sáng khoảng âm u mờ mịt ở Phương Đông.

Nhưng, có lẽ nói ra những lời thẳng thắn như trên, tôi đã phô bày sự dốt nát của chính mình về Trà đạo. Tinh thần tao nhã trong Lễ thức Trà đòi hỏi người nói chỉ nên thưa thốt những gì người nghe chờ đợi ở mình, không hơn,. Thôi thì tôi đành cam chịu là một môn đồ Trà khiếm nhã vậy. Sự thiéu cảm thông giữa hai thế giới Tân và Cựu từng gây nên qua snhiều khổ ải rồi, cho nên thiết nghĩ tôi cũng chả cần phải phân phô biện giảo nhiều, khi thành tâm mong muốn đóng góp được chút gfì cho dù hết sức nhỏ nhoi thúc đẩy sự hiểu biết lẫn cho nhau hơn.

Có lẽ nhân loại đã đỡ phải chứng kiến một cuộc chiến đẫm mấu thảm khốc khi đặt chân vào thế kỷ XX nếu nước Nga chịu hạ cố tìm hiểu nước NHật hơn chút nữa. Sự kém hiểu biết đầy khinh thị của Phương Tây về những vấn đề Đông Á đã dần tới Chủ nghĩa đế quốc châu Âu khi luôn miệng thốt lên tiêgns kêu kỳ cục cảnh báo cái gọi là hoạ Da Vàng, đã không nghĩ ra rằng đến một ngày nào đó châu Á cũng có thể thấu hiểu đến tận cùng ý nghĩa độc địa của cái gọi là Hoạ Da Trắng. Xin quý vị hãy cứ cười đi, cười chúng tôi nữa đi, đúng là vậy, xin được hỏi tại sao quý vị ở Phương Tây lại chưa bao giờ thoáng nghi ngờ, rằng biết đâu trong thể chất của chính mình lại chẳng “thiếu chút trà” chăng ?

Vậy thì hãy cùng ngăn chặn, chớ nên để các lục đại tiếp tục châm chọc lẫn nhau thêm nữa, mà hãy cung fnhau lấy làm buồn, nếu không phải là cùng nhau khôn lên chút ít, vì lợi ích hỗ tương của cả hai bán cầu. Chúng ta đã phát triển theo những chiều hướng khác nhau, chẳng có lý do gì không thể lấy hướng này bổ sung cho hướng nọ. Quý vị đã bành trướng thành công với cái giá thường xuyên thiếu vắng mọi yên bình; chúng tôi thì kiến tạo dược hài hoà song lại không đủ sức chống đỡ xâm lăng. Các vị có tin được chăng ? Trên một số mặt nào đó, Phưng Đông mội hơn hẳn Phương Tây đấy !

Thật lạ lùng, nhân loại từ buổi xa xưa đã gặp nhau quanh một chén trà. Đó là nghi thức duy nhất của người Á Đông được toàn thế giới ngưỡng mộ. Người da trắng không ngừng nhạo báng các tôn giáo và nền đạo đức Đông phương song lại chẳng chút ngại ngùng chấp nhận dùng thứ thức nước uống ánh màu phổ phách của chúng tôi. Cái lệ dùng trà vào lúc xế trưa hằng ngày đã trở thành một chức năng quan trọng trong sinh hoạt xã hội Tây phương. Trong tiếng lanh canh tinh tế cốc tách khẽ chạm vào nhau, trong cái sột soạt dịu dàng của nhung lụa các bà các cô khoản đãi khách, trong những cách thuyết giáo khác nhau về kem về đường, trong tất cả mọi thứ – đều có bằng chứng hiển nhiên rằng Sự Tôn sùng Trà ngày nay đã vượt hẳn lên mọi phản bác. Thái độ cam chịu đầy triết lý của các tân khách đang cùng nhau chờ đợi mà không ai rõ hương vị thức sắp được dùng đây sẽ đậm nhạt ra sao, riêng điều ấy thôi đủ lớn tiếng nói lên răng cái tinh tuý của Phương Đong, ít ra là tại đây, đã nghiễm nhiên ngự trị.

Nghe nói văn bản đầu tiên tìm được ở châu Âu viết vè trà là qua câu chuyện của một du khcáh người Ả rập thuật lại rằng từ năm 879 trở đi, nguồn thu chính của thành phố Quảng Châu là các sắc thuế đánh vào muối và trà. Du kú của Marco Polo có chép chuyện một vị Thượng thư bộ Hộ nước Trung Hoa bị triều đình bãi chức vì dám độc đoán tăng thuế đánh vào muối và trà. Mãi tới thời đại các Phát hiện Lớn, châu Âu mới bắt đầu thực sự hiểu biết ít nhiều về những chuyện ở Viễn Đông. Cuối thế kỷ XVI, người Hà Lan đã truyền tụng khắp nơi rằng tại Phương Đông có một thức uống cực ngon làm từ lá một loài cây thấp. Các nhà du hành Giovanni – Batista Ramusio (1559), L.Almeida (1576), Maffenno (1558), Tareia (1610) đều nói đến trà trong ký sự của mình. Trong năm cuối cùng vừa nói ở trên, các tàu buôn Công ty Đông Ấn Độ của Hà Lan đưa về châu Âu những lá trà đầu tiên. Trà được người Pháp biết đến năm 1636, trà đến nước Nga năm 1638. Trà sang Anh quốc năm 1650 và được nhân dân nước ấy nồng nhiệt hoan nghênh, đồng thanh coi đó là “một thức uống tuyệt hảo được tất cả các thầy thuốc chấp nhận, người Trung Hoa gọi là tcha, còn các nước khác gọi tay hoặc tee.

Cũng như tất cả những gì tốt đẹp nhất ở trên đời này, sự cổ suý cho Trà không phải không gặp sức chống đối. Nhiều tín đồ dị giáo như Henri Saville (1678) bài xích việc uống trà là một tập quán thô tục. Jonas Hanway, trong cuốn Tiểu luận về trà ra mắt bạn đọc năm 1756, quả quyết rằng thói quen uống trà sẽ làm cho đàn ông mất hết phong độ, còn đàn bà thì nhan sắc mau chóng tàn phai. Giá cả đắt đỏ của trà ở châu Âu buổi sơ khai (khoảng 15-16 shillings một cân Anh) ngân không cho nó trở thành một thức uống thông dụng, thời ấy người ta chỉ dùng trà “như một thức mỹ vị cao sang tại các buổi khoản đãi giới thượng lưu quý phái, trà được biện thành lễ vật cung hiến các ông hoàng và những vị tại to mặt lớn trong triều:. Tuy nhiên, bất chấp những trở ngại ấy, tập quán dùng trà nhanh chóng lan toả khắp nơi với tốc độ phi thường. Vào nửa đầu thế kỷ XVIII, các quán cà phê ở thủ đô London thực tế đều biến thành những phòng trà, nơi hội ngộ của những bậc danh tài như addison và Steele, các vị này đều gác lại một bên mọi thế sự khi trước mặt họ “món trà” được bày ra. Chẳng bao lâu, trà trở thành một như yếu phẩm thực sự cần thiết cho cuộc sống, và vì vậy trở thành một thương phẩm phải chịu thuế. Tiện thể, chúng ta hãy cùng nhau nhớ lại, trà từng đóng vai trò quan trọng như thế nào trong lịch sử cận đại. Nước Mỹ khi còn là thuộc địa (của châu Âu) cam chịu sự áp bức của ngoại nhân mãi cho đến ngày người dân kiệt cùng kiên nhẫn và nổi dậy chống lại thuế má quá nặng đánh vào trà. Nền độc lập của Hoa Kỳ khởi nguyên từ cái ngày những thùng trà nhập khẩu bị đập phá tạihai cảng Boston.

Hương vị trà mang trong nó sức quyến rũ không gì cưỡng lại nổi và đặc biệt dễ dàng được người ta lý tưởng hoá. Các nhà văn trào lộng phương Tây chẳng bao lâu sẽ hoà quyện hương vị của trà vào tinh hoa trí tuệ của mình. Trà không có cái cao ngạo của rượu nho, chất cá nhân tự thức của cà phê, hay cái vẻ thơ ngây mời mọc của ca cao.

Xem thêm:  Quá trình phơi sấy và sửa hàng mộc tạo ra sản phẩm gốm sứ Bát Tràng.

Ngay từ năm 1711, nhật báo The Spectator đã viết: “Tôi đặc biệt muốn gửi gắm đôi điều mình hằng suy ngẫm đến những gia đình nền nếp đã biết dành riêng cả tiếng đồng hồ mỗi sáng để dùng trà, bánh mì cùng với bơ, và tôi khẩn thiết khuyên họ hãy nên, vì lợi ích của mình, đòi hỏi cho bằng được tờ báo này mang tới phục vụ họ thật đúng giờ giấc, coi tờ báo như một phần không thể thiếu của buổi điểm tâm với trà”. Samuel Johnson tự vẽ chân dung bằng mấy nét bút phác hoạ “một anh chàng uống trà ngoan cố và chẳng hề biết xấu hổ, trong suốt hai mươi năm trời toàn tưới dẫm các bữa ăn của mình bằng thức nước hãm với thứ lá có sức hút hồn người, một anh chàng lấy trà làm thú tiêu dao lúc chiều hôm, giải muộn phiền vào nửa đêm, và bao giờ anh chàng cũng đón chào ngày mới cùng một chén trà trên tay”.

Charles Lamb, một tins đồ công nhiên của Trà, dã có một định nghĩa đúng đắn về Trà đạo khi viết rằng, cảm khoái cao nhất của mình là làm một việc thiện không để ai biết rồi ngẫu nhiên tự mình nhận ra điều ấy. Bởi Trà đạo chính là nghệ thuật che giấu cái đẹp mà con ngời ai cũng có khả năng phát hiện, và khơi gợi những điều mà chẳng một ai dám tỏ bày. Đó chính là bí quyết cao quý của cái cười nị tự mình ban cho mình, bình tĩnh và trọn vẹn, và đó cũng chính là tính dí dỏn – hay là nụ cười của triết học. Tất cả những tác gia thấm đượm chất hài hước độc đáo trong tác phẩm của mình đều có thể được coi như những triết nhân về trà, chẳng hạn Thackeray, hay Sheakespere lẽ đương nhiên. Những thị nhân thuộc phái Suy đồi – có lúc nào cái thế giới này chẳng đang vào buổi suy đồi ? ngay cả họ nữa, khi thơ ca họ cất lên tiêgns phản bác sự tôn thờ vật chất, ấy là trong chừng mực nào đó họ đã mở đường tới Trà đạo. Rát có thể ngày nay, nhờ khả năng của con người biết suy ngẫm nghiêm túc về cái Không Hoàn Hảo mà Phương Tây và Phương Đông có thể gặp nhau để mà an ủi lẫn nhau chăng.

Căc môn đồ Đạo giáo thuật lại rằng vào buổi đại khởi thuỷ của Vô Thuỷ, Tinh thần và Vật thể giao tranh một trận tử chiến. Cuối cùng Thao Dương Hoàng Đế chiến thằng được quỷ Chúc Dung, tà thần của Hắc ám chốn trần gian. Trong cơn hấp hối, quỷ Chúc Dung đã đập đầu vào vòm trời bằng ngọc bích làm cho nó vỡ tan tành thành niều mảnh vụn, mặt trăng cơ nhỡ thì lang thangvô định trong thăm thẳm tối tăm vắng lặng của đêm trường. Thất vọng, Thái Dương Hoàng Đế vội bôn ba khắp bốn phương tìm người tu sửa thiên cung. May sao, ngoài Đông Hải xuất hiện một nữ thần tối thêng ấy là Thần Nữ Oa đầu đội chiếc vương miện lởm chởm sừng, thân mang cái đuôi rồng, ngời ngợi sáng loà trong bộ binh giáp tết toàn bằng lửa. Bà Nữ Oa đội đá vá trời, tinh luyện đá trong hồ lô thần diệu của mình để hàn gắn năm sắc cầu vồng, kiến tạo lại bầu trời Trung Hoa. Đồng thời cũng tương truyền Thần Nữ Oa lần ấy bỏ quên không hàn hai vết ntứ nhỏ trên vòn trời xanh. Vậy là phát sinh Lưỡng hợp của Tình Yêu – hai linh hồn lăn lóc không ngơi nghỉ qua không gian và thời gia, mãi cho đến khi nào được tái ngộ để cùng hoàn thiện bầu trời. Mỗi người chúng ta ai cũng phải tái thiết một lần nữa bầu trời hy vọng và an lạc của riêng mình là do vậy.

Bầu trời của nhân loại ngày nay đã tan tác trong cuộc động đầu khổng lò giữa igàu sang và quyền lực. Thế giới đang mò mẫm từng bước trong tối tăm của ích kỷ và tầm thường. Người ta bỏ tiền ra mua khoa học để làm điều ác, người ta làm việc thiện chỉ nhằm trục lợi. Phương Đông và Phương Tây chẳng khác chi hai con rồng lồng lộn trong đại dương dậy sóng loạn cuồng, đang đấu tranh vô vọng nhằm đoạt lại bảo bối của cuộc sống. Chúng ta đang cần môt Thần Nữ Oa xuất hiện, giúp chỉnh đốn đại hỗn loạn. Chúng ta trong ngóng một cuộc Đại Hoá Thần. Trong khi chờ đợi, hãy cùng nhau thưởng ngoạn chén trà. Ánh dương chiều tà rọi sáng hàng trúc, dòng nước chảy róc rách dịu dàng, tiếng reo của ngàn thông thì thào trong cái siêu đun nước. Hãy thả hồn mơ về chốn vô tường, hãy cùng nhau thơ thẩn trong cái điên dại mỹ miều của muôn loài.

Trà Thư (The Book of Tea)

CÁC MÔN PHÁI TRÀ

Trà là một nghệ thuật, cần phải có đbàn tay của bậc thầy mới phát lộ được các tính cách cao quý nhất của nó. Có trà ngon và trà dở, cũng như có bức tranh đẹp và bức tranh xấu, – phần nhiều là tranh xấu- cho nên không có sẵn bài bản nào dạy các chế biến trà sao cho hoàn hảo, cũng như chưa hề có quy tắc giúp ta dựa vào để mà sáng tạo nên một bức tuyệt tác như tranh của danh hoạ Titien hay của Sesson (Tuyết Thôn). Mỗi một cách chế biến trà mang cá tính riêng, có những nét tinh tế riêng về nối vò, cách ủ lá trà theo bí quyết ra truyền, mà con cháu đời sau mỗi người sẽ nhớ lại và thực hành bằng tài nghệ của chính mình. Cái đẹp đích thực xưa nay vẫn tồn tại ở chỗ đó. Chúng ta từng đau đớn xiết bao khi thấy xã hội cứ một mực khước từ, không chịu chấp nhận cái định luật cơ bản, cho dù rất đơn giản ấy, về nghệ thuật và nhân sinh. Nhà thơ Lý Chi Lai đời Tống buồn rầu nhận xét: trên đời có ba điều tồi tệ nhất, ấy kà nhùn thấy những thanh niên tuấn tú hư hỏng đi vì một nền giáo dục sai lầm, những bức tranh tuyệt tác giảm hẳn chân lý giá trị do quá nhiều lời ngợi khen dung tục, và bao nhiêu thứ trà tuyệt hảo phung phí bởi những bàn tay pha chế bất tài.

Cũng giống như Nghệ thuật, Trà có những môn phái và những thời đại của nó. Về đại thể, có thể phân các môn phái trà theo ba giai đoạn chính: trà đun, trà khuấy và trà hãm. Chúng ta ngày nay thuộc môn phái thứ ba. Những cách thưởng ngoạn trà khác nhau này biểu thị rõ những tố chất tinh thần của mỗi thời đại. Vì cuộc sống luôn luôn là sự biểu hiện, những hành động vô thức của chúng ta vẫn thầm nói lên suy nghĩ thầm kín nhất của mỗi người. Khổng Tử dạy: “Người đời chẳng ai che giấu được cái gì”. Phải chăng chúng ta thường xuyên bộc lộ những thứ nhỏ nhặt của mình là tại chúng ta chẳng có gì nhiều to tát để mà giấu giếm ? Những chuyện vặt vãnh trọng cuộc sống đời thường lại là những luận bình thực chất về lý tưởng của một dân tộc hơn hẳn mọi đại ngôn của triết học hay thi ca nói về dân tộc ấy. Cũng tương tự, các lối chưng cất rượu nho khác nhau ở cac quốc gia Âu châu nói lên những đặc điểm riêng biệt về phong cách mội thời đại và mỗi quốc gia châu lục ấy, những ý niệm khác nhau về trà biểu thị cac phương thức đặc thù cho văn hoá Đông phương. Lá trà đóng thành bánh rồi gỡ ra cho vào ấm đun lên, gọi là đoàn trà; lá trà vò vụn rồi cho vào bát nước khuấy lê, gọi là mạt trà; búp trà say khô hãm trong nước sôi; gọi là tiễn trà; những cách pha trà ấy thể hiên các xung động nội tâm đặc thù của người các triều đại Đường, Tống và Minh nước Trung Hoa xưa. Nếu cần phải viện tới các thuật ngữ về phân định trường phái nghệ thuâtj, thì chúng ta có thể mệnh danh cac môn phái trà theo thứ tự nói ở trên là cac môn phái cổ điển, lãng mạn và tự nhiên chủ nghĩa.

Trà vốn là cây nguyên sinh ở miền Nam Trung Quốc, từ những thời đại xa xưa đã được các nhà thực vật học và thảo dược học Trung Hoa nói tới. Các sách kinh điển gọi trà bằng những tên khác nhau, đọc theo âm Hán Việt là Đồ, Thiết, Thuấn, Giả và Minh. Các danh gia đều nhất trí ca ngợi trà là vị thuốc có hiệu năng thuyên giảm mệt nhọc, làm sảng khoái tinh thần, tăng cường thể lực, phục hồi thị lực. Trà khong chỉ làm thuốc uống mà còn dùng để xoa, đặc biệt dưới dạng cao chuyên chữa trị chứng thấp khớp. Các môn đồ Đạo gia coi trà là một thức trọng yếu của bài thuốc trường sinh bất lão, còn các Phật tử thì ai cũng dùng trà để chống lại buồn ngủ những khi tham gia thiền nhập định.

Vào thể kỷ VI và thứ V, trà đã thành thức uống được ưa chuộng của dân cư vùng thung lũng sông Dương Tử. Chính vào khoảng thời gian này, chữ Trà bắt đầu định hình trong văn tự Hán như hiện nay, rõ ràng là biến các từ tiếng Đồ mà ra. Nhiều thi gia cac triều đại thuộc Nam Triều đã để lại không ít bài thơ ngợi ca nỗi đam mê đối với “thức uống diệu kỳ màu ngọc thạch”. Nhà vua thương lấy loại trà thượng hảo hạng được chế biến theo cách đặc biệt hết sức quý hiếm mà ban thưởng các đại thần có công với nước. Tuy nhiên, cách thức uống trà thời ấy còn sơ khai lắm. người ta mang lá trà hấp lên rồi cho vào cối giã, làm thành bánh, sau đấy đem nấu với gạo, gừng, vỏ cam, hương liệu, sữa và đôi khi thêm cả hành nữa – tập quán này ngày nay vẫn thịnh hành ở Tây Tạng và một số bộ tọc người Mông, họ dùng trà cùng những thứ ấy pha chế nên một loại siro kỳ lạ. Lối dùng những lát chanh cắt mỏng cho vào trà khi uống thân thuộc với người Nga, ấy là họ bắt chước cách pha trà ngày xưa ở các lữ quán Trung Hoa, nơi lưu trú cho các đoàn thương nhân phương Bắc tới, một tập quán ẩm thực xa lưu lại đến ngày nay.

Phải cậy đến thiên tài của thời Đường mới giải thoát trà khỏi trạng thái bán khai và nâng nó lên thành thức uống lý tưởng. Nhà thơ Lục Vũ, sống vào giữa thế kỷ VIII là vị tông đồ đầu tiên của trà. Ông sinh ra và lớn lên vào thời Phật giáo, Đạo giáo và Khổng giáo cùng tìm cách hoà đồng. Chủ nghĩa tượng trưng mang tính phiếm thần luận thời bấy giờ chủ trương, phải nhận ra cái phổ biến từ cái đặc thù, tìm cái chung trong cái tiêng. Là một thi nhân đích thực, ông cảm nhận riêng tại một bộ đồ trà đã hội đủ trật tự và hà hoà nơi vạn vật. Qua tác phẩm nổi tiếng của mình là Trà Kinh, cuốn sách đáng được coi như Thánh Kinh của Trà, Lục Vũ cố gắng pháp điển hoá mọi thứ liên quan đến trà. Ông được các thương nhân ngành trà tôn làm tổ sư từ bấy.

Trà Kinh gồm ba cuốn, mười chương. Tại chương một, tác giả luận về bản chất cây chè; chương hai mô tả các dụng cụ dùng thu hái lá chè; chương ba, phương phá chọn lọc lá chè. Theo ông, lá chè chát lượng cao phải có “những nếp nhăn giống như da đôi ủng của cac kỵ sĩ Thát Đát, phải xoắn lại tựa lông yếm những con bò mộng, lan toả như làn sương dâng lên từ vực núi, lấp lánh tựa mặt hồ gơn sóng khi có cơn gió nhẹ lướt qua, và cuối cùng, sờ vào lá chè ta cảm thấy nó đã ẩm và dịu như thể mặt đất vừa được tưới mát bởi cơn mưa rào”.

Chương bốn là dành cho việc liệt kê và miêu tả hai mươi bốn thứ “trà khí” các dụng cụ pha chế trà – từ cái hoả lò ba chân đến cái tủ làm bằng trúc dùng đựng các dụng cụ ấy. Ở đây ta thấy rõ Lục Vũ thiên vè chủ nghĩa tượng trưng của Đạo giáo và nhờ ông, người đọc hiểu được ảnh hưởng cua rtrà đến chất lượng đồ gốm sứ Trung Hoa, và đây quả là một nét cực kỳ lý thú. Mọi người đều biết, ngành chế tác đồ sứ ở Trung Quốc xửa khởi nguyên từ mối quan tâm làm sao thể hiện cho được lên sản phẩm các màu sắc tuyệt vời của ngọc thạch, dãn tới kết quản là dưới thời nahf Đường các nghệ nhân đã sáng chế được men lam ở phương Nam và tìm ra men trắng ở phương Bắc. Lục Vũ cho rằng men lam là thứ men lý tưởng dùng tráng cái chén uống trà, vì nó tô đậm màu lục của nước trà, còn men trắng lại làm cho nước trà nhợt đi, nhìn không thấy đã mắt. Ấy là tại thời ấy ông dùng trà bánh (đoàn trà). Về sau, đời Tống dùng trà vụn (tiễn trà), các trà sư chuộng những cái chén dày tráng men xanh sẫm hoặc men màu da lươn hơn. Đến đời Minh, thời uống trà hãm (tiễn trà), người ta lại thích dùng những chiếc chén bằng sứ mỏng tanh tráng men trắng.

Tại chương năm. Lục Vũ trình bày cách nấu trà thời ấy. Trừ có muối, ông bỏ hết mọi thứ gia vị khác. Ông nói kỹ về vấn đề vốn được bàn cãi khá nhiều là cách chọn loại nước và mức độ đun sôi nước pha trà. Theo ông, nước suối ở núi cao là tốt nhất, thứ đến nước sông, cuối cùng mới dùng các nguồn nước thông thường.Đun nước nấu trà có ba độ sôi. Độ thứ nhất, khi mặt nước bắt đầu sủi lăn tăn mắt cá; thứ hai, lúc sôi nước sủi tạo nên những hạt châu trong suốt tựa pha lê lăn trong dòng suối; và độ thứ ba là, nước sôi sùng sục như thể sóng cuộn trong siêu. Người ta mang bánh trà ra hong lên bếp lửa một lúc,chờ đến khi bánh trà mềm ra tựa cánh tay trẻ con, thì gỡ lấy lá kẹp vào giữa hai tờ giấy tốt bóp cho thật vụn. Khi nước bắt đầu sủi lăn tan, cho muối vào; lúc nước sủi to bằng hạt châu, cho trà vào; chờ lúc nước đang sôi sùng sục thì pha luôn một ít nước lá để “trấn”, giúp cho nước trà” phục hồi nguyên khí”, lấy lại màu xanh. Bấy giờ mới rót ra chén để dùng.

Ôi, đúng là thức uống thần tiên! Chỉ mới nhìn vào chén nước thôi, ta đã thấy khi thì những ngọn chè mong manh treo lơ lửng nước kia nào có khác chi vầng mây óng ả lưng chừng trời, khi lại nghỡ đấy là những bông sen trắng vừa trồi lên nở trên mặt nước hồ xanh. Chắc hẳn do say sưa ngắm nhìn chén trà vừa phà là Lỗ Đồng, một thi nhân đời Đường đã ngẫu hứng viết nên: ” Chén đầu tiên nhấp dịu đôi môi cùng cổ họng ta, chén thứ hai xua tan nỗi cô quạnh trong lòng , chén thứ ba thấm vào ruột gan ta như thể khuấy động năm ngàn văn tự dị kỳ có sẵn trong đấy ấy, chén thứ tư làm toàn thân ta dâm dấp mồ hôi, xua đi bao gian tà ác độc trong đời ta, bức chúng theo các lỗ chân lông mà bay đi cho hết. Uống đến chén thứ năm, người ta lâng lâng thanh thoát. Chén trà thứ sáu nâng ta bồng bềnh như đang bay vào cõi bất tử. Chén thứ bảy!

Ôi, chén trà thứ bảy… Nhưng mà ta làm sao còn uống hơn được nữa ! Chỉ cảm thấy như có ngọn gió lành lạnh từ đâu luồn vào nâng phồng đôi cánh tay áo. Núi Bồng Lai ở mãi chốn xa xôi nào ? Hãy cho ta cưỡi lên làn gió mát dịu này mà bay tới Bồng Lai tiên cảnh !”

Các chương khác của cuốn Trà Kinh bàn về sự dung tục trong cachs uống trà thường ngày của người hồi ấy, tóm lược lịch sử khái quát về những bậc trà nhân lừng lẫy, giới thiệu một số vườn trà nổi tiếng ở Trung Hoa thời bấy giờ, hướng dẫn nhiều cách khác nhau để mỗi người có thể dựa vào mà cải biến bộ đồ trà của mình cho phù hợp với hoàn cảnh mỗi lúc mỗi nơi, có kèm tranh minh hoạ. Chương cuối cùng không may bị thất truyền.

Sự xuất hiện cảu cuốn Trà Kinh chắc chẳn đã gây nên cả một làn sống ngưỡng mộ thời bấy giờ. Lục Vũ được vua Đường Thái Tông (763-779) sủng ái, danh tiếng ông nổi như cồn, cuốn hút môn đồ từ nhiều phương về kinh thụ giáo. Tương truyền thời ấy có những người sành tới mức có thể phân biệt thứ trà do tự tay Lục Vũ pha, với trà do các môn đệ của ông chế. Lại có một vị đại thần lưu danh hậu thế chỉ vì dám thẳng thắn bày tỏ mình không mấy tán thưởng hương vị  trà của bậc đại trà sư.

Đến đời nhà Tống, mạt trà thịnh hành hơn, hình thành môn phái thứ hai của trà. Là trà được giã vụn trong cối nhỏ bằng đá, sau đấy khuấy vào nước sôi bằng một chiếc đũa đúc chẻ một đầu, gọi là trà tiễn. Cách thức uống trà mới khiến cho bộ đồ trà được Lục Vũ miêu tả thay đổi ít nhiều, cách chọn lá trà cũng có phần khác trước. Thời này, chẳng ai cho muối vào trà nữa. Nỗi hưng phấn của người dân Trung Hoa đời Tống đối với trà thật không bờ bến. Những tay sành điệu đua nhau đi các nơi sưu tầm những giống chè mới, lại tổ chức những cuộc thi chè định kỳ nhằm phân thứ hạng cao thấp. Tống Huy Tông (1102-1124) là nhà vua tâm hồn quá ư nghệ sĩ để có thể trở thành một bậc minh quân, ông đã phung phí ngân khố quốc gia cho việc tìm kiếm và mang bằng được nhưgnx giống trà mới còn hảo hạng hơn, quý hiến hơn tất cả những giống đã có. Nhà vua còn tự tay trước tác một thiên nghị luận về hai mươi giống chè trong nước; để cuối cùng đi đến đến kết luận “bạch trà” là giống  quý hiến và tuyệt vời nhất thế gian.

Lý tưởng về trà của người đời Tống khác lý tưởng của người đời Đường, tương tự như nhân sinh quan người đời sau kahcs nhân sinh quan người đời trước. Người Tống tìm cách thực hiện hoá những gì mà tiền nhân họ đã kỳ công biểu tượng hoá. Theo nhận thức của Tống Nho, vũ trụ quan không thể hiện qua vo vàn các hiện tượng trên đời, mà vô vàn cac hiện tượng trên đời chẳng qua là khoảnh khắc, còn Niết Bàn trong tầm tay mọi người. Quan niệm của Đạo gia cho rằng cái bất tử tồn tại trong biến hoá vĩnh hằng, làm thay đổi hẳn phương pháp tư duy người đời Tống. Họ cho tiến trình lý thú hơn hệ quả, hành động nhằm đạt mục tiêu đề ra mới là thiết yếu chứ cái thiết yếu không ở chỗ đạt được mục tiêu. Có thế con người mới luôn đối mặt được với thiên nhiên.Vậy là một ý nghĩa mới nảy sinh và hàm chứa trong nghệ thuật sống của người đương thời. Thưởng thức trà từ nay không chỉ là một thú tiêu dao đầy thơ mông mà còn là một phương pháp tự nhận biết mình. Vương Vũ Xướng tán dương trà, bởi “trà tràn ngập tâm hồn ta tựa một lời thức tỉnh, và ta nghe qua hậu vị thanh khiết của trà một lời khuyến cáo tốt lành”.

Tô Đông Pha ngợi ca sự thanh khiết mãnh liẹt của trà khiến cho nó có sức mạnh thách thức mọi điều ô trọc chẳng kém một người thực sự đạo cao đức trọng. Trong Phật giáo Trung Hoa thời ấy, môn phái Thiền phương Nam hấp thụ khá nhiều giáo lý của Đạo gia, từ đó tạo nên một nghi thức đầy đủ về trà. Các tăng lữ tụ hội trước tượng Bồ đề Lạt ma, cùng nhau dùng trà chung trong một cái chén duy nhất với nhièu nghi thức thâm nghiêm như thể đang hành lễ. Chính nhờ kế thừa và nâng cao những nghi thức thấm đượm triết học Thiền này mà hình thành Trà đạo tại Nhật Bản vào thế kỷ thứ XV.

Không may, cuộc bạo phát bắt đầu đột khởi từ thế kỷ XIII của cac bộ tộc Mông Cổ đã dần tới cuộc xâm lăng tàn phá và chinh phục toàn Trung Quốc. Nhà Nguyên dựng nghiệp tại Trung Hoa đã huỷ diệt hoàn toàn mọi thành quả văn hoá đời Tống. Đến giữa thế kỷ XV, người Hán bản địa khôi phục cơ đồ, dụng nên nhà Minh. Các triều đại Minh nỗ lực chấn hưng văn hoá quốc gia song lại bị cản trở bởi các cuộc nổi loạn triền miên khắp nước. Sang giữa thế kỷ XVIII, Trung Quốc một lần nữa rơi vào sự thống trị của người ngoại bang Mãn Châu đến. Mọi phong tục và tập quán nước Trung Hoa biến đổi sâu sắc tới mức không còn dấu vết cảu các thời đại trước. Mạt trà hoàn toàn bị lãng quên. Thậm chí một tác giả đời Minh đã bất lực không sao hình dung nổi cái trà tiễn đã được miêu tả trong một cuốn sách kinh đuển truyền lại từ đời Tống hình dáng nó ra thế nào. Thời nhà Nguyên, người ta uống trà bằng cách lấy lá trà cho vào bát hay tách rồi cho vào nước sôi. Đấy chính là lý do cất nghĩa tại sao người phương Tây hoàn toàn không hay biết những cách dùng trà tồn tại trước kia ở Trung Quốc như đoàn trà, mạt trà, bởi mãi đến cuối đời nhà Minh, châu Âu mới bắt đầu biết tới trà.

Đối với người Trung Quốc thời này, trà vẫn là một thức uống ngon song uống trà không còn là một lý tưởng nữa. Những nỗi thống khổ triền miên của đất nước hầu như đã làm cho người dân Tung Hoa không còn cảm thấy ý nghĩa của cuộc sống. Họ trở thành người hiện đại, có nghĩa là cằn cỗi  và mất hết mộng mơ. Họ không còn có niềm tin cao cả vào những ảo vọng, nguồn hứng khởi và tính trẻ trung vĩnh củu của các bậc thị nhân và hiền triết các đời trước. Họ theo chủ nghĩa chiết trung, họ lễ độ chấp nhận các định luật của vũ trụ. Họ đùa cợt với thiên nhiên song không mảy may quan tâm chinh phục hoặc sùng bái thiên nhiên. Dĩ nhiên trà Trung Quốc vẫn quyến rũ người ta bởi mùi hương thảo mộc diệu kỳ của nó, song chất thơ trong cac trà hội đời Đường, đời Tống đã biến khỏi chén trà của họ từ lâu rồi.

Nhật Bản theo sát các bước của nền văn minh Trung Hoa cho nên đã biết đến trà trong cả ba thời đại của nó. Sử chép từ năm 729, Thiên hoàng Shomu đã thiết trà một trăm vị tăng lữ tại Điện Nara trong hoàng cung. Chắc hẳn trà lá đã được các sứ thần Nhật bnả tại triều đình nhà Đường mang về nước, và được pha chế theo cách thông dụng thời đó. Năm 801, thiền sư Saicho đưa từ Trung Quốc về một ít hạt giống chè và cho trồng tại núi Yeisan (Duệ Sơn). Nhiều sử sách thời ấy đã lại có chép về các vườn trà tại Nhật Bản và uống trà là thú vui tao nhã của giới quý tốc và tăng lữ Nhật trong suốt thế kỷ tiếp sau đó. Trà đời Tống đến Nhật Bản vào năm 1911, do thiền sư Yeisai (Yeisai-zenji) sau nhiều năm sang Trung Quốc nghiên cứu về Thiền tông Nam phương đưa về. Người ta gieo hạt các giống trà mới do thiền sư mang về tại ba nơi, và ở đâu cây chè cũng lên rất tốt, đặc biệt tại quận Uji gần kinh đô Kyoto, địa phương cho tới ngày nay vẫn nổi tiếng là nơi trồng loại trà ngon nhất thế giới. Thiền tông Nam phương lan toả với nhiẹp độ diệu kỳ khắp cả nước Nhật Bản, và đi cùng với nó là nghi thức dùng trà và lý tưởng vè trà của đời Tống. Đến thế kỷ XV, được sự bảo hộ của tướng quân Ashikaga-Voshinasa, nghi thức Trà đạo hoàn chỉnh hẳn, và trở thành một cách uống trà riêng biệt truyền từ đời này sang đời khác tại Nhật Bản. Lối dùng trà theo cách cho trà vào ấm và hãm bằng nước sôi (tiễn trà), là tương đối mới ở Nhật Bản, bởi mãi đến thế kỷ XVII người Nhật mới biết otiws lối uống trà này. Ngày nay tục uống trà hãm thông dụng tại Nhật trong cuộc sống hằng ngày, tuy nhiên mạt trà, trà vụ khuấy vào nước, vẫn tiếp tục được đề cao như là “trà của mọi loại trà”.

Lý tưởng về trà ở Nhật Bản đạt tới đỉnh cao nhất qua Lễ thức chanoyu. Cuộc kháng chiến thắng lợi của Nhật Bản chống lại hoạ xâm lăng của quân Nguyên Mông năm 1281 đã giúp cho chúng tôi duy trì được truyền thống uống trà đời Tống, bị gián đoạn mọt cách vô cùng thảm hại tại chính nước Trung Hoa do sự xâm lăng của các đạo quân du mục. Ở Nhật Bản, uống trà không chỉ là sự lý tưởng hoá một hình thức ẩm ngoạn, mà hơn thế, nó đã được nâng lên như một tôn giáo về nghệ thuật sống ở đời. Uống trà chỉ là cái cớ để người ta tôn vinh sự tinh khiết và thanh tao, là một chức năng thiêng liêng khi chủ và khách cùng ngồi lại và chung tay tạo nên một khoảnh khắc thanh thản diệu kỳ của con người trên cõi thế gian. Trà thất là một ốc đảo giữa sa mạc mênh mông buồn thảm của cuộc sống hằng ngày, nơi các lữ khách quá mệt mỏi có thể gặp nhau để cùng giải khát tại chính suối nguồn của lòng tôn yêu nghệ thuật. Mỗi trà hội là một vở kịch ngẫu hứng mà tình tiết chỉ xoay quanh chuyện về trà về hoa về hội hoạ. Nơi đây không có màu sắc nào lạc lõng với điệu thức của cả căn phòng, không tiếng động nào phá vỡ tiết tấu chung của sự vật, không cử chỉ vào vượt ra ngoài sự hài hoà của khung cảnh, không lời nói nào lạc điệu với cuộc trò chuyện lúc này – mọi hoạt động đều giản dị, tự nhiên – và đấy chính là những mục tiêu của Trà hội. Một triết lý tinh tế ẩn tàng trong đó. Trà đạo vốn là biến cách của Đạo giáo mà.

Trà Thư (The Book of Tea)

ĐẠO VÀ THIỀN

Mối quan hệ giữa Đạo và Thiền đã trở thành ngạn ngữ. Chứng ta từng nhận xét Lễ thức trà chanoyu ở Nhật là phát triển từ nghi thức Thiền mà ra. Danh tính Lão tử, thuỷ tổ của Đạo gia, cũng rất gắn bó với lịch sử của trà. Sách giáo khoa Trung Quốc về nguồn gốc các phong tục và tập quán có dạy rằng lễ tiết mời khách dùng trà bắt đầu có từ thời Quan Duẩn, môn đồ nổi tiếng của Lão tử, khi ông dâng lên vị “Lão Triết nhân” một chén trà coi như linh dược trường sinh ngay trước Hàm Cốc Quan. Chúng ta không dừng lại để bàn xem những câu chuyên như thế chân thực đến đâu, dù sao chúng cũng xác nhận một điều là trà được các môn đồ Đạo gia sử dụng từ thuở rất xa xưa. Điều chúng ta quan tâm là Đạo và Thiền đã khắc sâu và thể hiện rất rõ vào ý niệm về nhân sinh và nghiệ thuật của cái mà ta gọi là Trà đạo.

Đáng tiếc là cho đến nay, mặc dù đãc có nhiều cố gắng đáng khen, chưa hề có một cuốn sách nào viết bằng tiếng nước ngoài trình bày chuẩn xác các giáo lý về Đạo và Thiền.

Dịch thời nào cũng là phản, và đúng như một học giả đời Minh đã nhận xét, cho dù bản dịch có tốt đến đâu nó cũng chỉ có thể là mặt trái của một bức gấm thêu; chẳng thiếu một sợi tơ nào song không có cái hài hoà về màu sắc và tinh tế của hoạ tiết. Nói như vậy không có nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng trình bày các học thuyết lớn. Các bậc hiền triết thời xưa không bao giờ dạy môn đồ các giáo lý dưới dạng thực hệ thống hoá. Các vị thuyết giảng bằng cách ra nói những điều tưởng gồm toàn nghịch lý, bởi không muốn lưu truyền những chân lý nửa vời. Các vị bắt đầu giảng tựa hồ những người điên, vậy mà cuối cùng vẫn đào tạo những người nghe thành những bậc minh triết. Bản thân Lão tử, với cai dí dỏm trí lự của mình, từng nói như sau:

“Những kẻ kém thông minh nghe ta nói về Đạo

Đều phá ra cười

Nếu họ không cười

Thì Đạo đã không phải là Đạo”.

Theo nghãi đen, Đạo là Đường; tuy nhiên người ta vẫn dịch là Lối đi, Thượng đế , Phép tắc, Tạo hoá, Lý trí tối cao, Phương thức. Không một cách dịch nào sai, bởi các Đạo gia vẫn dùng từ ngữ tuỳ thuộc thực chất của vấn đề đang diễn giải. CHính Lão tử đã trình bày về Đạo như sau;

Trước khi vũ trụ hình thành

Đã có một cái gì đó bất định.

Nó lặng câm, nó trơ trọi

Nó tồn tại một mình, bất dịch, bất biến

Nó thường xuyên hồi chuyển khong ngừng

Đó chính là mẹ của vũ trụ.

Ta không biết tên nó là gì

Nên gọi đó là Đạo.

Ta miễn cưỡng gọi đó Vô cùng

Nhưng Vô cùng là Phù du

Phù du là Phát lộ

Mà Phát lộ và Phản hồi.

Vậy Đạo là Lối qua chứ không hẳn là Đường đi. Đó chính là tinh thần của Vũ trụ Biến hoá, sinh phát không ngừng và tự quay trở lại, tạo nên những dạng thức mới. Nó thu mình tựa con Rồng, biểu tượng thiêng liêng của Đạo gia. Nó cuộn lại rồi toả ra chẳng mấy khác vầng mây. Bởi vậy có thể coi Đạo là sự Biến thiên Vĩ đại. Về chủ quan, nó là Khí chất của Vũ trụ. Tuyệt đối của Đạo là Tương đối.

Cần phải nhớ rằng Đạo gia, cũng như phái kế thừa chính thống của nó là THiền tông, tiêu biểu cho thiên hướng cá nhân chủ nghĩa trong hệ ý thức và tinh thần người Hoa cổ đại tại Hoa Nam tương phản với thiên hướng cộng đồng chủ nghĩa của người Hoa sống ở Hoa bắc, Biểu thị qua Nho giáo. Trung Hoa là một lục địa rộng bằng cả châu Âu, và những dị biệt ở Trung Quốc là do chịu tác động của hai hệ thống sông ngòi lớn chảy qua; sông Dương Tử và sông Hoàng Hà, có thể so sánh với Đại Trung Hải và biển Bantich. Cho đếnn ngày nay, sau bao thế kỷ nhất thống quốc gia, vậy mà tư duy và tín ngưỡng của người Hoa Nam vẫn khác biệt người Hoa Bắc y như những người châu Âu nguồn gốc Latinh  khác người nguồn gốc Teuton. Thời xưa, khi giao thông khó khăn trắc trở gấp bội phần, nhất là vào thời đại phong kiến, sự khác biệt về tư duy càng rõ nét đến ngần nào. Nghệ thuật và thị ca, theo Lão tử và các môn đồ của ngài, cũng như theo Khuất Nguyên, nhà tiên phong của các thi nhân trường phái ngợi ca thiên nhiên, trái ngược hẳn những quan niệm của các văn nhân đồng thời với họ ở Hoa Bắc. Lão tử sinh năm trăm năm trước kỷ nguyên công giáo.

Thực ra, mầm mống những tư biên của Đạo gia đã xuất hiện rất lâu từ trước khi Lão tử, biệt danh Lao Tai Dài ra đời. Trong các kinh sách cổ đại Trung Hoa, đặc biệt trong Kinh Dịch, người ta đã có thể tìm thấy tư duy Đạo. Tuy nhiên, từ khi nhà Chu thành lập vào thể kỷ mười hai trước công nguyên, ý thức tôn vinh pháp luật và tập quán đạt đến tột đỉnh vào thời bấy giờ, được coi như thời đại cổ điển của nền văn minh Trung Hoa, đã chặn không cho những quan niệm mang thiên hướng cá nhân chủ nghĩa nảy nở. Phải chờ đến thời Chiến Quốc, sau khi nhà Chu suy tàn và hàng loạt vương quốc độc lập xuất hiện, thì Đạo mới có điều kiện phát huy rực rỡ tự do tư duy. Lão tử và Trang tử, những đại diện lớn của Trào lưu mới này, đều là người phương Nam, Trong khi đó, Khổngt tử và các môn đệ của ngài lại tìm cách bảo tồn những quan điểm và tập tục tiền nhân truyền lại. Nếu không có ít nhiều kiến thức vè Nho giáo thì không thể hiểu Đạo và ngược lại.

Trên đây đã nói, cái Tuyệt đối của Đạo là Tương đối. Về đại lý, môn đồ Đạo gia phủ nhận luật pháp và đạo đức xã hội, bởi cho rằng thiện và ác chẳng qua là những từ ngữ tương đối. Định nghĩa bao giờ chũng chịu sự hạn định. Chẳng hạn “cố định” và “bất động” đều là những từ ngữ cùng chỉ sự ngưng trệ của tiến trình phát triển. Khuất Nguyên từng nói “Thánh nhân lay động nhân gian”. Những chuẩn mực về đạo đức của chúng ta được hình thành là do những nhu cầu đã qua của xã hội, mà xã hội có phải là đứng yên bất động đâu ? Ý thức tôn trọng các truyền thống của cộng đồng buộc con người phải thường xuyên hy sinh cá thể vì lợi ích cộng đồng. Để nuôi dưỡng ảo vọng mãnh liệt ấy, giáo dục đành khuyến khích một sự ngu muội vào đó. Người ta không dạy dân chúng trở thành những người thực sự đức hạnh, mà dạy họ thành những người lúc nào cũng cư xử cho phải đạo. Chúng ta xấu bởi vì chúng ta tự biết mình quá xấu. Chúng ta chẳng bao giờ dung thứ người khác, bởi vì chúng  ta tự biết mình đầy tội lỗi. Chúng ta giữ gìn lương tâm của chúng ta, bởi chúng ta không dám nói ra sự thật với người khác; chúng ta luôn náu mình trong kiêu ngoạ, bởi chúng ta không dám nói ra sự thật với chính mình. Nhân gian đã kỳ cục tới mức ấy, làm sao đòi hỏi con người phải hành xử đúng đắn với nhân gian ? Ý thức đổi chác con buôn bằng bạc khắp chốn khắp nơi/ Danh dự và Trinh tiết ! Hãy lắng nghe anh chàng nhà buôn dương dương dương đi rao bán  Của Tốt và Của Thật. Thậm chí người ta có thể bỏ tiền ra mua một thứ tự xưng là ton giáo, mà thực ra dấy chỉ là những đạo lý tầm thường được tôn vinh bằng hương hoa và lễ nhạc. Hãy tước bỏ các đồ cúng lễ đi, thử xem Giáo hội còn lai những gì? Vậy mà ảo tưởng vẫn thịnh hành một cách kỳ cục, bởi ai cũng có thể mua ảo tưởng với cái giá cực kỳ rẻ mạt. một lời cầu nguyên đỏi được một cái vé lên Thiên đường, chỉ cần tấm bằng khen đủ trở thành người tiết hạnh ! Bãn hãy lo ẩn mình cho kín, bởi nếu lộ ra cho mọi người thấy những tài năng đích thực, bạn sẽ bị con buôn mang đi rao bán đấu giá luôn. Tại sao đàn ông cũng như đàn bà au cũng muốn cho mọi người để ý tới mình? Phải chăng đó  đó là một bản năng rơi rớt lại từ những ngày làm nô lệ?

Sức sống của một tư tưởng không chỉ ở chỗ nó có đủ nội lực xuyên thủng hệ tư tưởng chung đương đại mà còn ở chỗ có thừa khí phách chi phối những trào lưu tương lai. Đạo gia đã bộc phát sức năng động của mình suốt đời Tần, tức là thời thống nhất Trung Hoa, do đó mới trên Trung Quốc – Đất nước Trung tâm của thế giới. Nếu có thời giờ thì thật là thú vị khi chugns ta cố gắng làm sáng tỏ ảnh hưởng mà Đạo từng tác dộng đến các nhà tư tưởng, các nhà toán học, các học giả về lập pháp và binh pháp, các nhà thần bí học, các thuật sư luyện kim đan cũng như các thi nhân lưu vực sông Dương Tử, hay khi chúng ta cùng nhau phác hoạ chân dung các nhà tư biện về Chân lý, những người từng tự nêu lên câu hỏi, có thực con Ngựa trắng là bởi lông nó trắng hay tại thể chất nó khoẻ, hoặc về các nhà biện luận thời Lục Triều, họ đã bàn cãi không biết mệt mỏi về cái Thuần khiết và cái Trừu tượng chẳng mấy khác những triết nhân Thiền. Và chúng ta sẽ vô cùng kính phục Đạo gia bởi Đạo đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc hình thành lên người Trung Hoa, mang đến cho họ khả năng tự kiềm chế và sự tinh tế lúc nào cũng “nồng hậu như ngọc thạch”. Có vô vàn tỉ dụ rút ra từ lịch sử Trung Quốc, chứng tỏ các môn đồ của Đạo, từ bậc vương hầu cho đến người ẩn sĩ, đã gặt hái được nhiều kết quả thật lý thú xuất phát từ niềm tin của mình. Các thiên dật sử với rất nhiều giai thoại, ngụ ngôn, châm ngon chứa đựng trong đó không chỉ nhằm giải trí mà bao giờ cũng ẩn chứa ý nghĩa giáo dục nhất định. Ta có thể trò chuyện thoại mái với vị hoàng đế minh triết, người không bao giờ chết chỉ vì chưa sinh ra bao giờ. Ta có cùng Liệt tử cưỡi gió bay cao mà không phải sợ hãi, hơn thế, còn cảm thấy cực kỳ thoải mái bởi chính ta là gió; ta có thể ở chung với Hoàng Hà lão nhân, người vẫn sống lưng chừng giữa Trời và Đất, bởi lão nhân không lệ thuộc vào Đất cũng chẳng lệ thuộc vào Trời! Ngay trong lối biện giải kỳ cục về Đạo thịnh hành ở Trung Quốc ngày nay, chúng ta vẫn có thể phát hiện vô vàn chi tiết nói lên sức tưởng tượng phong phú không thể nào tìm thấy ở bất cứ tôn giáo nào khác.

Nhưng tác động mạnh nhất của Đạo đối với đời sống người châu Á là trong lĩnh vực mỹ học. Các sử gia Trung Hoa vẫn coi Đạo là “thuật xử thế” bởi nó liên quan đến hiện tại, tức là đến bản thân mỗi chúng ta. Chính nơi bản thân ta mà Thánh thần với Thiên nhiên hội ngộ, hôm qua khác biệt với ngày mai. Hiện tại là cái Vô cùng đang vận động, là phạm vi hợp pháp của Tương đối. Tương Đối đòi hỏi sự Thích ứng, mà Thích ứng chính là Nghệ thuật. Nghệ thuật nhân sinh là sự tái thích ứng thường xuyên của con người với môi trường. Đạo gia chấp nhận cuộc sống như nó đang tồn tại. Khác với Khổng giáo và Phật giáo, Đạo gia cố tìm cái đẹp trong cuộc đời đời rẫy dập vùi, bất hạnh. Câu chuyện ngụ ngon Ba người nếm giấm diễn tả một cách tài tình thiên hướng của ba học thuyết. Một hôm đức Phật Thích ca, Khổng tử và Lão tử tình cờ gặp nhau trước một vò giấm, ba vị cùng nhúng ngón tay vào giấm và cùng nếm thử. Khổng tử thấy giấm chua, đức Phật thấy giấm đắng, còn Lão tử thấy giấm ngọt.

Các Đạo gia cho rằng tấm hài kịch về cuộc thế và nhân sinh sẽ muôn lần thú vị hơn nếu mọi người đều giữ được ý thức hoà đồng. Theo Đạo gia, hãy để cho mọi vật tự cân bằng. Hãy vui lòng nhường chỗ cho người khác mà không lo mất chỗ của mình, đó là bí quyết thành công nơi kịch trường thế sự. Để đóng trnj vai trò của mình, chúng ta trước hết phải thuộc toàn vở kịch; chớ để quan điểm toàn cục chìm đi trong quan điểm cá nhân. Lão tử đã chứng minh chân lý này bằng một ẩn dụ, nói về Hư không. Lão tử cho rằng cái thực chất bao giờ cũng ẩn chứa trong Hư không. Chẳng hạn người ta thấy thực thể về một căn phòng là ở khoảng không được bao bọc giữa các bức tường và cái mái. Công dụng của cái vò đựng nước là ở khoảng hư không nơi người ta có thể cho nước vào, chứ không phỉa ở hình dáng của cái vò hay chất liệu làm ra nó. Hư không là toàn năng bởi nó có thể chứa đựng tất thảy muôn loài. Vận động chỉ có thể diễn ra trong hư không mà thôi. Người nào tạo ra được trong bản thân mình một hư không, nơi mọi người ai cũng đều có thể tự do ra vào, người ấy sẽ làm chủ mọi tình huống. Cái toàn thể bao giờ cũng có khả năng chi phối cái bộ phận.

Những tư duy ấy của Đạo gia đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến các lý thuyết về hành động của người Nhật Bản, đến cả trong môn đấu kiếm và thi vật. Võ thuật Jiu-jitsu (nhu đạo), môn võ của người Nhật dùng chủ yếu để tự vệ, sở dĩ có tên ấy là từ một câu trong Đạo đức kinh. Trong môn jiu-jitsuu, người đấu tìm cách tạo nên những thế nhằm thu hút và vô hiệu hoá sức mạnh của đối phương bằng cachs không chống đỡ, có nghĩa là hút các đòn tấn công vào hư không của người mình, chờ đến lúc đối phương mất sức thì ra đòn quyết định. Áp dụng vào nghệ thuật, nguyên tác cơ bản ấy thể hiện bằng phương pháp gợi cảm. Người nghệ sĩ không bộc lộ hết ra tác phẩm của mình, mà dành cho người xem cơ hội để hoàn tất ý tưởng sáng tạo theo cách của mỗi người, kỳ cho đến khoảnh khắc mà người xem nghĩ bản thân mình đã trở thành một phần của tác phẩm ấy. Vậy là trong bức tranh có cái hư không mà người xem ai cũng có thể khoẻ lấp, tuỳ thuộc ở mức độ mỹ cảm của mỗi người.

 

Người nào luyện tập được hco mình cách làm chủ cuộc sống, môn đồ Đạo gia gọi đó là bậc Chân nhân. Ngay từ khi ra đời, người ấy đã nhập vào cõi mộng và chỉ thức dậy để trở về thực tế lúc chết. Bậc chân nhân kiềm chế bớt sự xán lạn của mình để hoà than vào cõi u muội chung của những người khác. Bậc chân nhân luôn “do dự như thể một kẻ phải vượt qua dòng thác mùa đông, ngần ngại tựa một người sợ mất lòng  hàng xóm láng giềng, khiêm nhường như một tân khách, run rẩy chẳng khác tuyết sắp tan, mộc mạc như mảnh gỗ chưa qua chạm trổ, quạnh hiu như thung lũng, không  có hình thể nhất định như nước đang bị khấy động “. Đối với người ấy, ba vật quý nhất trên đời là lòng bác ái., đức Cần kiệm và tính Khiêm nhường.

Bây giờ trở lại vấn đề Thiền, ta sẽ thấy Thiền là nổi bật các giáo thuyết đã có của Đạo. Thiền vốn gốc từ tiêgns Phạn Dhyana, nghĩa là trầm tưởng, lặng yên mà suy dưỡng. Thiền cho rằng người nào cố gắng tham thiền nhập định thì có thể ngộ. Thiền là một trong sáu con đường của đạo Phật đi tới giác ngộ. Môn đồ Thiền quả quyết, chính đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nhấn mạnh con đường này trong những thuyết giáo cuối cùng của ngài truyền lại cho cao đồ Ca Diếp (Kashiapia). Theo Thiền hệ, vị khai tổ đầu tiên của Thiền là Ca Diếp. Ca Diếp truyền bí quyết lại cho A Nan Đà (Anada), A Nan Đà truyền cho các vị sư tổ lần lượt tới Bồ Đề Đạt Ma, là tổ sư thứ hai mươi tám. Bồ đề Đạt Ma từ Ấn Độ đến miền Bắc Trung Hoa vào ngàichính là vị khai sáng Thiền tông Trung Hoa. Có nhiều điều chưa thật rõ về tiểu sử các vị tổ sư cũng như về các học thuyết của các ngài. Xét dưới góc độ triết học, hình như Thiền nguyên thuỷ có liên hệ phần nào với phủ định luận của Nagarjiuna, và phần khác với tiết học, Gnan của Sancharachaya, đều là người Ấn Độ. Người ta cho rang những giáo thuyết đầu tiên mà Thiền gia được truyền bá tại Trung Quốc là của vị tổ sư thứ sáu pháp hiệu là Tuệ Năng (Yéno, 673-713), người sáng lập Thiền nam tông – sở dĩ gọi như vậy là bởi tông phái này chiễn ưu thế ở miền Hoa Nam. Kế thừa Tuệ Năng là  Mã Tổ (Baso, mất năm 788), người có công làm cho Thiền tác động mãnh liệt đến mọi sinh hoạt của người Trung Hoa. Bách Trượng (Hiakujo, 719-814) đệ tử của Mã Tổ là người lập ra thiền viện đầu tiên ở Trung Hoa, cũng như đề ra các quy tắc và nghi thức của Thiền. Thiền tông sau thời Mã Tổ, qua các cuộc tranh luận đã thể hiện rõ hệ ý thức và tinh thần người Hoa sống của lưu vực sôgn Dương Tử đậm thiên hướng tự nhiên chủ nghĩa, khác hẳn các giáo lý Ấn Độ ngày trước thiên về trừu tượng hơn. Cho dù long tự tôn của tông phái cố tình phủ nhận, người ta không thể không nhận ra nhiều điểm giống nhau giữa Thiền Nam tông với các giáo thuyết của Lão tử và các Đạo gia môn đồ của ngài. Ngay trong Đạo đức kinh đã có chỗ ngợi đến tầm quan trọng của việc tập trung tịnh thần và điều hoà cách thửo sao cho phù hợp – hai diểm căn bản trong Thiền định. Hơn nữa, các sách còn chú giải tốt nhất về Đạo đức kinh còn truyền lại đến nay đều do các học giả đệ tử Thiền tông viết ra.

Xem thêm:  Ấm Chén Bát Tràng – Các Loại Được Ưa Chuộng Nhất Hiện Nay

Thiền, cũng như Đạo, tôn sùng cái Tương đối. Một bậc đại sư từng lý giải Thiền là nghệ thuật nhìn thấy sao Bắc đẩu tại bầu trời Nam. Người ta chỉ có thể đạt tới chân lý khi thấu hiểu được các mâu thuẫn và Thiền, cũng như Đạo, ra sức cổ suý chủ nghĩa cá nhân. Chẳng có gì là thực tại trên đời, trừ những gì liên quan trong các suy nghĩ của chugns ta. Tuệ Năng, vị tổ sư thứ sáu mọt hôm nhìn thấy hai nhà sư đứng nhìn lá phướn đang bay trên nóc chùa. Một người nói: “Gió lay động lá phướn”. Người thứ hai cãi “Không phải, ấy là lá phướn tự chuyển động”. Tuệ Năng liền bảo, sự lay động thực ra không phỉa tại gió cũng không phải tự lá phướn, mà là từ một cái gì đó trong đầu óc của họ mà ra.

Một hôm Bạch Tượng cùng một đệ tử đi dạo trong rừng. Thấy hai người tới gần, một con thỏ vội vàng chạy trốn. Bạch Tượng hỏi:

  • Tại sao con thỏ nhìn thấy chúng ta thì chạy trốn ?
  • – Tại nó sợ con, đệ tử đáp.
  • Bạch Tượng nói:
  • Không phải. Tại trong người chúng ta có bản năng hung ác.

Những lời ấy gợi chúng ta nhớ đến cuộc đối thoại của Trang tử với người bạn. Một hôm hai người đi dạo trên bờ song. Trang tử thốt lên:

  • Những con cá lượn lờ dưới nước kia khoái trá làm sao.

Người bạ hỏi:

  • Anh không phải là cá, tại sao a biết những con cá kia khoái trá ?

Trang Tử vặn lại:

  • Anh không phải là tôi, tại sao anh biết không phải tôi biết các con cá chúng nó khoái ?

Người ta đôi khi đối lập Thiền với Phật giáo chính thống, cũng như đối lập Đạo và Nho giáo. Theo cách nhìn siêu việt của Thiền gia, ngon ngữ thường cản trở tư duy, lời nói không giúp ta thấu triệt giáo lý, hơn thế mọi tạng kinh rốt cuộc đều là những lời bình luận, chú giải những tư biện cá nhân . Môn đồ Đạo quan tâm hơn tới việc cảm thông trức tiếp với bản chất nội tại của vạn vật, và cho rằng những thứ phụ trợ bên ngoài đều là trở ngại cho sự nhận thức sáng tỏ chân lý. Chính long sùng mộ cái trừu tượng đã khiến Đạo gia ưu chuộng những bức tranh thuỷ mặc chỉ có hai màu đen trắng của hội  hoạ cổ điển Phật giáo. Có những môn đồ Đạo gia quan tâm tìm Phật tại tâm hơn là thông qua tượng ảnh, thậm chí đi đến chõ trở thành những người đập phá tượng Phật. Một ngày đông rét buốt, hoà thượng Đan Hà (Tanka-wosho) chẻ một tượng Phật bằng gỗ lấy củi sưởi. Một người trông thấy hoảng hốt kêu lên:

  • Thầy làm thế phải tội chết.

Hoà thượng bình thản trả lời:

  • Ta muốn tìm ngọc xá lợi trong một bức tượng gỗ.

Hoà thượng liền bảo:

  • Nếu vậy pho tượng này chắn chắn không phải là Phật. Thế thì ta có làm gì sai đâu mà lo phải tội!

Và thản nhiên quay lại sưởi ấm bên bếp lửa.

Một sự cống hiến đặc biệt của Thiền vào tư tưởng Đông phương là nhận thức cho rằng thế tục cũng quan trọng như tinh thần. Trong mối tương quan trọng đại của vạn vật, không có sự phân biệt giữa lớn và nhỏ, một nguyên tử cũng mang trong mình nó đầy đủ mọi khả năng của vũ trụ. NGười nào đi tìm cái hoàn bị có thể thấy sinh hoạt bình thường của mình ánh sáng nội tâm phản chiếu trở lại. Về mặt này, không ở đâu có ý nghĩa bằng tại quy tắc tổ chức của Thiền viện. Trừ viện chủ, mỗi người trong viện đều được cắt đặt một nhiệm vụ nhất định trong việc cùng nhau trông nom thiền viện, và điều lạ lùng là các chú tiểu mới bắt đầu tu được giao những công việc nhẹ nhàng, trong khi các tang lữ đáng tôn kính nhất, những người đã tu hàh rất lâu năm lại phải làm những công việc vất vả, hèn mọn. Sự phân công ấy nằm trong môn quy của Thiền; mọi người ai cũng phải cố gắng làm cho thật tốt phần việc của mình. Biết bao vẫn đề trọng đại đã được xới lên tranh luận trong lúc làm vườn, gọt củ cải hay pha trà. Toàn bộ lý tưởng của Trà đạo thể hiện ở quan niệm những việc to tát nhất lại bao hàm nơi những việc nhỏ bé nhất trong cuộc sống hằng ngày. Đạo đã đặt ra căn bản cho những lý tưởng mỹ học, Thiền mang những tư tưởng ấy ra thực hành.

Trà Thư (The Book of Tea)

PHÒNG TRÀ

 

Dưới con mắt của các kiến trúc sư châu Âu quá quen thuộc những công trình xây dựng bằng đá và gạch, thì nhà của bằng tre và gỗ của người Nhạt chúng tôi dường như không đáng gọi là kiến trúc. Mãi tới gần đây, người ta mới phát hiện ra và ngưỡng mộ sự hoàn mỹ lạ lùng của các đền đài ở Nhật Bản, nhờ tài năng của một chuyên gia xây dựng,. Nếu cứ cách nhìn của châu Âu như vừa nói ở trên, làm sao có thể hy vọng người nước ngoài thưởng thức nội vẻ đẹp tinh tế của các Phòng trà, bởi các cách xây dựng cũng như trang trí hoàn hoàn khác biệt so với ở phương Tây.

Phòng trà (trà thất – sukiya) không đòi hỏi gì hơn một mái nhà nhỏ nơi thôn dã, có thể chỉ là một túp lều, như chugns tôi vẫn gọi. Sukiya là máy từ biểu ý Ngôi nhà Ngẫu hứng. Về sau, các bậc trà sư, tuỳ theo quan niệm riêng của mỗi người về trà thất mà mình thay thế bằng một số từ gốc Hán khác, như Ngôi nhà Hư không, Ngội nhà Không đối xứng. Gọi là phòng trà là Ngôi nhà Ngẫu hứng bởi đó chẳng qua là một túp lều dựng tạm nhằm chứa đựng nguồn gốc thi hứng mới nảy sinh. Nó là ngôi nhà hư không vì không ngôi nhà ấy tuyệt nhiên không có bất kỳ sự trang trí nào để mỗi lần đến thưởng ngoạn trà người ta có thể đặt vào đấy mấy thứ tối thiểu đủ đáp ứng nhu cầu mỹ học tức thời. Gọi là ngôi nhà không đối xứng, bởi đó chính là nơi tôn vinh cái Không hoàn hảo, người ta cố trình bày ra những thứ làm dở dang để dành cho trí tượng tượng của mỗi người hoàn tất nốt phần việc. Từ thế kỷ XVI, lý tưởng của Trà đạo đã ảnh hưởng tới quan niệm của người Nhật về kiến trúc tới múc nội thất nhà của của chúng tôi ngày nay vẫn giản đơn, thậm chí gần như trống trải dưới con mắt người nước ngoài, do cách bày biện trang trí thật sự giản dị và thuần khiết.

Phòng trà trở thành một túp lều tách biệt khỏi ngôi nhà ở bắt đầu có là từ ý tưởng của trà sư Sen no Soyeki, nổi tiếng hơn với tên Rikyiu, bậc thầy trà lừng danh nhất từ xưa tới nay ở Nhật Bản. Được sự bảo trở của quan Taiko Hideyoshi vào thế kỷ XVI, Rikyiu đã đặt ra quy cachs xây dựng và nâng lên mức hoàn hảo các nghi thức về Lễ dung trà chanoyu. Ích cỡ của phòng trà trước đó đã được một trà sư khác cũng rát nổi danh tên là Joô quy định vào thế kỷ XV. Trong buổi đầu, phòng trà thật ra chỉ là một gian biệt lập ngay trong phòng khách, được ngăn cách bởi mấy tấm bình phong. Khoảng không gian này được gọi là kakoi – chữ Hán và Vi, tên gọi này đến nay vẫn còn được dung để chỉ những phòng trà sắp xếp luôn trong ngôi nhà ở. Còn trà that sukiya đích thị thì gồn một căn phòng nhỏ vừa đut iếp không quá năm người khách – con số này gợi ta nghĩ đến câu ngạn ngữ phòng Tây “nhiều hơn số nữ thần kiều diễm và ít hơn số nữ thần Nghệ thuật”. Một gian hẹp làm nơi chuẩn bị, lau chùi dụng cụ trước khi mang vào phòng trà mời khách (mitsuya), một hang hiên (machaiai) nơi tân khách chờ đến lúc được chủ rước vào phòng trà, và một lối đi trong vườn nối liền hiên chờ với phòng chính gọi là roji. Nhìn bề ngoài, Trà thất hết mực khiêm nhường. Nó còn nhỏ bé hơn ngôi nhà ở nhỏ bé nhất của người Nhật, mọi vật liệu cố tình được dung cách sao cho toát ra vẻ thức sự thanh bần. Tuy nhiên, chúng ta nên nhớ tất cả mọi kiểu cách đều là kết quả của một quá trình suy ngẫm sâu xa về nghệ thuật; mọi bộ phận nhỏ nhặt nhất cũng đều đươc thực hiện vô cùng chu đáo, hơn cả việc xây cất những đền thờ nguy nga hoặc cung điện lộng lẫy nhất. Làm một trà thất ra trà thất còn tốn kém hơn xây một ngôi nhà bình thường, do phải lựa chọn chu đáo vật liệu cũng như tìm cho được thợ có tay nghề thật sư tinh và chuẩn. Những người thợ chuyên xây cất phòng trà hợp thành một tập đoàn thợ thủ công riêng và được xã hội đánh giá cao, bởi sản phẩm họ làm ra đều nổi tiếng tinh tế và quý báu chẳng khác chi sản phẩm của những nghệ nhân chuyên làm đồ gỗ phủ sơn mài.

Phòng trà do vậy không chỉ khác biệt về mọi phương diện với các tác phẩm kiến trúc ở phương Tây, mà cũng khác hẳn kiến trúc cổ điển ở ngay Nhật Bản. Nói thực ra, các công trình tráng lệ ở nước chúng tôi thời xưa đâu có thua kém gì ai, các dinh thư dung làm nơi ở cũng như đền đài thờ tự đều xứng đáng được ca ngợi, kể cả quy mô hoành tráng. Một số ít còn lưu lại sau bao nhiêu biến thiên thảm khốc xảy ra trong lịch sử đủ làm cho chúng ta ngày nay kinh ngạc, do tầm vóc lớn lao cũng như trang hoàng lộng lẫy. Những cột gỗ đường kính lớn từ hai đến ba bộ và cao tới ba mươi đến bốn mươi bọ nâng các xà ngang bằng gỗ đồ sộ nhờ tựa vào hệ thống dầm đỡ rất tài tình, đủ sức chịu đụng sức nặng của các mái nghiêng uốn lượn vươn ra xa và lợp toàn bằng ngói. Các vật liệu cũng như phương pháp kiến trúcnày đúng là kém chôgns đỡ khi chẳng may xảy ra hoả hoạn, song lại có sức chịu đựng phi thường trước sự tàn phá do các trận động đất kinh hoànggây nên và hoàn toàn thích hợp với khí hậu bản đại. Đại sảnh Vàng của Điện Hôriuji chẳng hạn, hay là chùa Yakushiji đủ nói lên hùng hồn sức bền của các công trình đơn thuần bằng gỗ ở Nhật Bản. Các đền chùa này thực teé đã đứng vững qua thời gian tính đến nay gần mười hai thế kỷ. Nội thất các đền đài, cung điện được trang hoàng đặc biệt phong phú. Tại đền Hodo thuộc quận Uji thành phố Kyoto, có niên đại từ thế kỷ thứ X, nay vẫn còn giữ được cái tán và nhiều khám thờ chạm trổ cực kỳ tinh xảo thếp vàng, nạm pha lê, khảm xà cừ ánh lên muôn màu rực rỡ, hoặc là một số tranh và phù điêu trang trí các bức tường xưa kia. Về sau,q ua Dền Nikkô hoặc Điện Nijoo cũng ở cố đô Kyoto, người sành điệu tcó thể nhận thấy vẻ đẹp của kết cấu phần nào có nhường ưu tiên cho cách trang trí, mà mọi hoạ tiết cũng như màu sắc xán lạn của các công trình xây dựng lộng lẫy nhất của người Ả rập hoặc người Mua vùng Trung Cận Đông.

Sự đơn giản và tịnh khiết của Phòng trà vốn lấy nguồn cảm hứng từ Thiền viện. Thiền viện không giống những nơi thờ tự của các môn phái Phật giáo khác ở chỗ trước hết đó là nơi tăng lữ cư trú. Phật đường của Thiền viện  không chỉ là chốn tế lễ hay hành hương mà là một gian dành cho cộng đồng các môn đồ hội họp thảo luận và thực hành toạ thiền. Phật đường hầu như trống không, ngoại trù một khoảnh tường xây lõm vào, ở đó đặt bàn thờ; sau bàn thờ là tượng Đồ đề Đạt Ma, vị tổ sư khai sinh Thiền tông Trung Hoa, hay là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, hai bên có hai đệ tử Ca Diếp và A Nan Đà là những tổ sử đầu tiên của Thiền tông đứng chầu. Trên bàn thờ, bày hương hoa tưởng niệm công đức to lớn mà các bậc minh triết ấy đã cống hiến cho Thiền tông. Ở trên chúng tôi có nói Trà đạo bắt nguồn từ nghi thức các thiền tăng tụ hội trước tượng Bồ Đề Đạt Ma và chugn nhau thưởng ngoạn trà trong cùng một cái bát. Xin được them, gian thờ dưới Phật đường Thiền chính là khởi hình của gian tokonoma, chốn danh dự nhất trong phòng khách của người Nhật, thường có bày hoa và tranh, dành để chủ nhân nghênhtiếp và lắng nghe khách ban lời vàng ngọc.

Tất cả các trà sư ở Nhật đều là những nhà nghiên cứu và thức hành Thiền, họ có sức mạnh tinh hoa của triết lý Thiền ứng dụng vào cuộc sống thường ngày. Bởi vậy có thể coi Phòng trà cũng như các vật dụng cần thiết để tiến hành Lễ thức dung trà đều phản ánh giáo lý Thiền. Kích thước chuẩn của Phòng trà chính thống rộng bằng bón chiếc chiếu rưởi, tức là khoảng mười bốn bộ vuông. Kích thước này được ấn định dựa vào một đoạn trong Kinh Duy Ma. Tại bộ kinh tuyệt vời này, có thuật lại chuyện hoà thượng Vikramadyria tiếp bồ tát Manjushri cùng tám mươi chư tăng lữ tháp tùng trong một văn phòng chỉ rộng bằng chừng ấy – ẩndụ này nói lên sự không tồn tại của không gian đối với những ai đã thật sự giác ngộ. Ngoài ra, roji tức là lối đi trong vườn dẫn từ hàng hiên đến phòng trà, tượng trung giai đoạn đầu tiên của minh tưởng trên con đường đến giác ngộ. Đi trên roji, khách cắt bỏ mọi liên hệ vớ thế giới bên ngoài, nhờ vậy cảm thấy người lâng lâng thư thái cả về thể chất cũng như tinh thần, để sẵn sàng thưởng ngoạn cái đẹp thuần khiết đang chờ đợi mình nơi phòng trà. Những ai đã từng đặt bước chân trên con đường hai bên có những chiếc đèn lồng bằng đá phủ đầy rêu, trong cảnh tranh tối tranh sáng của bóng cây vào lúc hoàng hôn, chân đặt nhẹ lên mặt đường sỏi rải không đều trên nền lá thông khô, sẽ chẳng bao giờ quên được cảm giác thanh lặng như thể tâm hồn mình đang phiêu bồng chốn không trung, long không chút vướng bận ý nghĩ tầm thường nơi thế sự. Cho dù đang ở trong đô thị phồn hoa, kahcsh vẫn có cảm giác như mình đang đi giữa rừng sâu, tách biệt hoàn toàn khỏi bui bặm, ồn ào của nền văn minh hiện đại. Thế mới biết các bậc đại sư tài trí dường nào khi tạo được khung cảnh gây cho con người cảm giác thanh tĩnh và thuần khiết đến vậy. Thực chất nhưgnx cảm giác mà mỗi trà sư muốn tạo khúc đường ngắn trong vườn tuỳ thuộc ở quan niệm của mỗi người. Có những vị, như Rkyiu, cố tìm cách tạo cảm giác cô quạnh hoàn toàn, ông vẫn cho rằng bí quyết xây dựng một lối đi trong vườn vốn bao hàm trong lời một bài hát cổ xưa:

Nhìn sang bên kia

Ta chẳng thấy hoa tươi

Cũng chẳng lá vàng

Đơn độc một túp lều

Hiu hắt ánh tà dương.

Lại có những người, như trà sư Kobori Enshu (1575-1547) chẳng hạn, thì lại tìm cách tạo ra hiệu ứng khác:

Một lùm cây mùa hạ

Một ánh biển xa xăm

Một vầng trăng úa đêm thâu.

Ý tưởng của thi nhân ở đây chẳng có gì khó hiẻu. Nó diễn tả tâm trạng một con người chưa thức tỉnh hẳn, tưởng như mình vẫn còn lang thang trong cõi mộng ảo mơ hồ một thời nào x avắng, bất giác được tắm mình trong vầng ánh sáng tinh thần khơi gợi niềm khao khát cái tự do vẫn xa vời đâu đó trong vô cùng.

Tâm hồn được huẩn bị như vậy rồi, khách lặng lẽ tiến gần đến chốn tôn nghiêm. Nếu là một võ sĩ, khách sẽ tự tháo kiếm gác lên cái giá làm sẵn dưới mái hiên, bởi phòng trà trên hết là chốn hoà bình. Rồi theo nhau khm người chui vào phòng qua một cái cửa bé tẹo và chỉ cao chừng ba bộ. Đây là một cách nhằm bắt buộc tất cả mọi khách mời, không phân biệt địa vị giàu sang hèn trong xã hội đều phải cúi người, hàm ý nhắc nhở đức khiêm nhường.

Theo thứ tự mà mọi người đã thoả thuận với nhau khi chờ ở hang hiên, các tân khách lần lượt vào phòng trà mà không gây nên tiếng động. Mọi người chỉ đến ngồi vào chỗ dành cho mình sau khiđã dành một phút chiêm ngưỡng bức tranh hoặc bình hoa bày giữa phòng. Chủ nahan chỉ bước vào khi mọi khách đã yên vị và phòng trà tuyệt đối thanh tĩnh, trừ có tiếng nước nhè nhẹ reo sôi trong cái siêu bằng sắt. Tiếng reo này cũng tinh tế lắm, bởi người ta đã cho vào một vài mảnh sắt nhằm tạo nên giai điêu riêng từa tựa tiếng róc rách dòng suối ở núi cao phủ kín mây mù, hoặc tiếng sóng biển vỗ vào ghềnh đá xa xăm, cơn gió lướt qua rừng trúc hay tiếng thông rì rầm than vãn trên ngọn đồi xa.

Cho dù đang bay trong ban ngày đi chăng nữa, ánh sáng trong phòng trà cũng cố ý dịu đi, do các mái hiên chúi thấp chỉ để lọt vào vài tia nắng nhạt. Mọi đồ vật trong phòng, từ trần nhà đến sàn lát đều màu thanh nhã. Các tân khách cũng đã giữ ý từ trước, không dùng trang phục màu sắc tươi tắn quá đi tới đây. Mọi thứ trong như thể đều in đậm dấu ấn thời gian, người ta không chỉ bày ra phòng trà bất cứ vật gì khiến khách có thể nghĩ là vừa mới mua sắm, trừ cái gáo nước tra cán tre dài và tấm khan dùng lau bụi thì phải thật mới, thật trắng tinh. Tuy phòng trà cũng như mọi vật dụng trông đều cũ kỹ vậy mà thực ra cực kỳ sạch sẽ. Đến những xó xỉnh tối tăm nhất cũng khó bới ra một hạt vụi, nếu không thì chủ nhân sao còn đáng được coi là bậc trà sư. Phải dày công học cách lau chùi cọ rửa, vì lau chùi những thứ này quả là một nghệ thuật. Đến những đồ làm bằng kim loại, người ta cũng không phải cứ thế mang ra đánh cho kỳ bóng nhoáng lên, như cách suy nghĩ thông thường của các bà nội trợ bên Tây. Làm sao ai nỡ lau khô các giọt nước đọng bên ngoài bình hoa, nếu chúng có thể gợi ta nghĩ đến sương chiều se lạnh?

Giai thoại sau đây đủ để chứng minh thế nào là tinh khiết theo quan niệm của các trà sư. Một hôm Rikyiu đứng nhìn con trai quét tước lối đi trong vườn. Cậu làm xong, ông bảo: “Chưa được sạch”, và bắt làm lại. Sau một giờ nữa hì hục cật lực, anh quay lại nói với cha:

  • Thư, con không thể làm hơn nữ. Con đã kỳ cọ ba lần các phiến đá lát, con đã dổiửa cẩn thận các lồng đèn bằng đá và cây cối, đến lớp rêu xanh và ngọn dây leo cũng đều sạch bóng lên kìa, còn mặt đất thì chẳng thể tìm ra một ngọn lá hay que tăm nào.
  • Thằng điên! – Rikyiu mắng – Không phải quét rửa roji theo cách ấy.

Nói xong ông bước xuống vuồn, ôm một thân cây lắc mạnh, lá vàng úa lã tã rụng xuống khắp nơi, trông chẳng khác nào những mảnh vụn của tấm gấm mùa thu vừa trải. Cái mà bậc trà sư đòi hỏi, không chỉ là sự sạch sẽ đơn thuần, mà còn phải làm sao cho giữ được vẻ đẹp tự nhiên của vạn vật.

Tên gọi đầu tiên của phòng trà, ngôi nhà ngẫu hứng, gợi nghĩ đến mái nhà cất lên nhằm đáp ứng một đòi hỏi mỹ học cá nhân. Cái phòng này được cất nên là để thầy trà sử dụng, chứ đâu phải buộc thầy trà phải thích ứng với phòng trà. Cái phòng trà là một vật thể phù du, nó đâu có được đựng lên để được lưu truyền hậu thế. Ý tưởng cho rằng mỗi người cần có một ngôi nhà riêng biệt của mình bắt nguồn từ một tập quán cổ xưa ở nước Nhật. Lòng mê tín của những người theo Thần đạo bắt buộc, khi gia chủ chính qua đời, phải dời cả ngôi nhà đi nơi khác. Có lẽ có thể tìm thấy ở tập tục này một ý niệm về mối quan taam không tự thức giữu gìn vệ sinh. Lại có một tập quán cổ xưa khác nữa, đòi hỏi đôi vợ chồng mới cưới phải sống trong một ngôi nhà hoàn toàn mới dựng. Qua đó ta có thể hiểu lý do tại sao trong lịch sử xa xưa của Nhật Bản, các triều đại nhiều lần thiên đô dến vậy. Các kệ cứ cách hai mươi năm lại phải trùng tu một lần Đeèn Yse thờ Nữ vương Mặt Trời là một trong những nghi thức cổ xưa thuộc loại ấy vẫn còn tồn tại đến nay. Giá sử dụng cách thức kiến trúc khác chứ không phải mọi công trình đều toàn bằng gỗ, dễ dựng lên mà cũng dễ tháo đi, làm sao nước Nhật Bản xưa có thể tuân thủ những tập tục ấy. Với phương pháp xây dựng bền vững hơn, dùng toàn gạch và đá chẳng hạn, thì khó có thể thiên đô mãi như thế – và trên thưc tế tập tục dời đô dã bị bỏ đi từ sau thời đại Nara, khi mà nước Nhật bắt đầu kiến tạo nhiều công trình kiến trúc hoành tráng bằng gỗ khối kích thước lớn theo phong cách Trung Hoa.

Vào thế kỷ XV, với ưu thế vượt trội của thiên hướng cá nhân chủ nghĩa đậm tính Thiền, các tư duy lưu truyền từ xưa trở lại ảm hưởng sâu sắc đến các phòng trà. Phật giáo Thiền tông quan niệm cuộc thế tựa phù du, tinh thần trọng hơn vật chất, ngôi nhà ở chẳng qua là nơi nương náu tạm thời của thể xác. Cả cái thể xác này nữa, nó chẳng qua cũng là một túp lều cô đơn nơi hoang vắng, được làm bằng cỏ dại mọc chung quanh, một khi túp lều không còn nữa, thì cỏ dại lại rệu rã đi và mọi thứ lại trở về bản lai của chúng. Bởi vậy, người ta dễ nhìn thấy nơi phòng trà cái phù du của cuộc thế qua mái tranh lợp sơ sài, cái mong manh của con người qua các cột chống thanh mảnh, cái khinh bạc của phù hoa qua các cọc đỡ tre, vẻ thô sơ cẩu thả bề ngoài của mọi vật qua việc có tình sử dụng những vật liệu hết sức tầm thường. Còn ý tưởng về vĩnh hằng chỉ có thể tìm thấy nơi tinh thần của mọi vật dụng chung quanh, mà sự tinh giản làm toát lên nét thanh nhã cực kỳ tinh tế.

Xây dựng phòng trà sao cho phù hợp với thi hiếu cá nhân là sư ứng dụng đặc biệt hiệu quả nguyên lý về sức sóng của nghệ thuật. Nghệ thuật muốn được con người thưởng thức một cách trọn vẹn nhất, phải hài hoà với cuộc sống hiện tại. Dĩ nhiên không phải là bỏ qua sự đòi hỏi về lâu dài, song con người phải biết tận hưởng cái thú vị của khoảnh khắc trước mắt. Cũng không phải là coi thường những gì các thời xưa còn lưu lại, mà phải làm sao hấp thụ cho được cái đep nơi hcúng nhuần nhị thấm vào tâm thức của mỗi chúng ta. Trong kiến trúc, thái độ tuân theo một cách mù quáng các tập tục và thể thức cứng nhắc chỉ có tác dụng cản trở không để cho cá tính phát huy.

Chúng tôi chỉ còn biết buồn rầu đau xót khi nhìn thấy trên đất nước Nhật Bản ngày nay dâu đâu cũng nhan nhản công trình xây dựng dập khuôn kiểu châu Âu. Mà làm sao người Nhật Bản chúng tôi có thể không ngạc nhiên trước nền kiến trúc hiện đại của các quốc gia Tây phương phát triển nhất, sao mà thiếu sáng tạo đến thế, toàn lặp đi lặp lại những kiểu dáng lỗi thời. Có lẽ chugns ta đang trải qua một giai đoạn dân chủ hoá kiến trúc chăng, trong khi chờ đợi xuất hiện một thiên thần từ trên trời hiện xuống có đủ khả năng tạ lập kỷ nguyên mới cho ngành xây dựng ? Chugns ta cần phải biết yêu biết quý cái cũ nhiều hơn nữa, song hãy bắt chước cái cũ ít đi. Có một câu ngạn ngữ nói rằng, người Hy Lạp cổ xưa sở dĩ vĩ đại là vì họ không mô phỏng các bậc tiền bối của mình.

Tên thứ hai dùng chỉ cái phòng trà: ngôi nhà hư không, ngoài điểm thể hiệngiaó thuyết Đạo về cái hư vô, còn biểu thị một quan điểm mỹ học chủ trương phải thay đổi thường xuyên các mô típ trang trí. Phòng trà do vật tuyệt đối tróng không, trừ một vài thứ người ta vừa mang đến đặt vào đáy nhằm thoả mãn một yêu cầu mỹ học nhất thời. Chẳng hạn, nhân thể cùng nhau thưởng ngoạn trà, người ta mang tới một tác phẩm mỹ thuật đặc biệt, rồi chọn bày them vài thứ nữa nhằm tôn cái đẹp của chủ đề chính. Quả vậy, có ai có thể trong cùng một lúc nghe nhiều bản nhạc khác nhau. Có tập trung suy ngẫm vào tiêu điểm chính mới có thể giúp người ta thấu hiểu thực chất cảu cái đẹp.

Có thể nhận thấy cách thức trang trí các phòng trà ở nuyơcs chúng tôi đối lập rõ rệt với thực tế đang diễn ra ở phương Tây, nhiều khi ngôi nhà ở bị biến thành viện bảo tang. Đối với một người Nhật quá thân thuộc với sự giản dị trong cách trang trí cũng như với nhu cầu thay đổi thường xuyên, nội thất một ngôi nhà phương Tây bày la liệt đủ mọi thứ tranh, tượng và ciỉ vật thuộc mọi thời đại, xếp đặt nội thất kiểu này thì có khác chi một sự khoe của. Quả vậy, cứ ngày nào cũng như ngày nào nhìn ngắm mãi một bức tranh, cho dù đó là tuyệt tác đi nữa, chắc hẳn đòi hỏi một năng lực thẩm mỹ phi thường. Chắc phải có ý thức mỹ học phong phú lắm, người ta mới có thể sống ngày này qua ngày khác giữa sự hỗn độn về hình dáng và màu sắc hiện đang ngự trị ở rất nhiều gia đình châu Âu, châu Mỹ.

Cụm từ Ngôi nhà Không Đối Xứng gơi lên một giai đoạn khác trong hệ thống phong cách trang trí ở nước chúng tôi. Đã có nhiều nhà phê bình mỹ thuật Tây phương bình luận rộng rãi về đặc trưng không hề tìm thấy đối xứng hình học trong các đồ mỹ nghệ Nhật Bản. Ở đây nữa, cũng biểu thị rõ những giáo thuyết của Đạo thông qua Thiền. Khổng giáo vốn bắt rễ sâu xa vào thuyết lưỡng hợp nhất, và Phật giáo Bắc tông với tư duy sùng Tam thế chưa bao giờ ngỏ ý phản đối cách biểu thị sự đối xứng trong bất cứ trường hợp nào. Nói đúng ra, nếu đi sâu nghiên cứu đồ đồng ở nước Trung Hoa thời cổ đại, nghệ thuật tôn giáo đời Đường ở Trung Quốc hoặc thời đại Nara ở Nhật Bản, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra mối quan tâm thường trực về đối xứng. Ngoài ra, phong cách trang trí nội thất theo trường phái cổ điển ở ngay nước chúng tôi cũng cho thấy một sự đối xứng hoàn hảo. Tuy nhiên, Thiền cũng như Đạo đềuchủ tưởng một quan niêm hoàn toàn khác về sự hoàn hảo. Bản thể năng động của triết học Đạo cũng như triết lý Thiền đều nhấn mạnh cách thức tìm tòi cái hoàn hảo hơn là ở bản than cái hoàn hảo. Chỉ có những ai hoàn thành tác phẩm với ý nuêmj nó còn đang dang dở mới cso thể phát hiện ra cái vẻ đẹp đích thực. Khí lực của cuộc sống và của nghệ thuật tồn tại ở khả năng tiến triển không ngừng của chúng. Đến Phòng trà, mỗi tân khách thong qua sức tưởng tượng và tuỳ thuộc vào sở thích thẩm mỹ cá nhân, sẽ hoàn tất hiệu ứng mỹ học ở tổng thể căn phòng theo cách của riêng mình. Ể từ khi Thiền trở thành phương thức tư duy chủ đạo ở viễn Đông, thì nghệ thậut miền này luôn cố tình tránh né biểu thị đối xứng, bởi đối xứng không chỉ nói lên sự hoàn tất mà còn cho thấ chỗ trùng lặp. Tính đồng nhất của các hoạ tiết do đó cũng bị coi như tai hại cho trí tưởng tượng tươi mát. Kết quả là phong cảnh, chim chóc, hoa lá trở thành những chủ đề được ưa chuộng của hội hoạ – chứ không phải là khuôn mặt con người, bởi mặt người đã tồn tại ở ngay mỗi vị xem tranh rồi. Chúng ta quá quen coi đó là điều hiển nhiên, cho dù như vậy rõ rang là kiêu ngạo quá đáng, rằng con người mình là đối tượng duy nhất cho sự thưởng ngoạn, và từ đó cuối cùng đi đến nhàm chán

Ở Phòng trà, ta thấy hiểnn hiện khắp nơi mối e ngại về sự trùng lặp. Các đồ vật mang ra trang trí đều được lựa chọn cách sao để không có màu sắc hay mô típ nào lặp lại cái nào. Nếu trong phòng đã bày một cái lọ cắm hoa tươi, thì nhất thiết bức tranh treo tường không thể là tranh vẽ hoa lá. Nếu bạn sử dụng chiếc ấm đun nước hình tròn, thì cái vò đựng nước nên có dáng vuông. Khi bạn đặt một cái lọ hay một lư trầm vào không gian tokonama, hãy chú ý chớ có để thật đúng trung tâm, và cũng làm sao không phân chia không igan thành hai phần bằng nhau. Cái cột đỡ phòng khách phải không giống các cột đỡ khác trong căn nhà, để khỏi gây nên cảm giác đơn điệu.

Ngay tại dây nữa, phong cách trang hoàng nội thất của Nhật Bản khác biệt hoàn toàn phong cách Tây phương, các đồ vật thường được bày ra đối xứng trên lò sưởi cũng như tại các nơi khác trong nhà. Đến thăm các gia đình Tây phương, người Nhật chúng tôi thường có cảm giác như thể có quá nhiều thứ lặp lại không cần thiết. Chẳng hạn chúng tôi hầu chuỵen một người ngay trước tấm chân dung nguyên khổ của chính ông ta. Vậy là chúng tôi tự hỏi, người trong tranhhay vị đang tiếp chuyện mình đâu mới đúng là người thực, bởi không hiểu tại sao chúng tôi cứ môt mực nghĩ rằng – và điều này cũng khá lạ lùng – một trong hai vị kia phải là của giả chứ. Biết bao lần chúng tôi được mời ngồi vào bàn tiệc thịnh soạn, chưa ăn mà đã lo cho sự tiêu hoá của chính mình, vì phải chiêm ngưỡng ngay trướ mắt bao bức tranh bày không đúng chỗ. Tại sao lại mang treo ở phòng ăn nhưgnx bức tranh vẽ cảnh săn bắn chết tróc, hay là những tác phẩm điêu khắc về những con cá và trái cây ? Tại sao lại bày ra các bộ đồ ăn bằng bạc, mang những dĩa bát thìa nĩa từ thời nảo thời nao ra dùng, cái nào cũng gợi cho thực khách nhớ đến các vị tổ tiên từng dùng tiệc bằng các bộ đò ăn lấy ngay tai căn phòng này.

Sự giản dị dành cho phòng trà cũng như cách cố tình tránh né đưa vào đây cái gì quá thông tục, làm cho trà thất thật sự là nơi ẩn náu khỏi mọi buồn lo của cuộc sống bên ngoài. Nơi đây, và chỉ có nơi đây thôi, chugns ta có thể không gợn chút âu lo mà toàn tâm toàn ý tôn thờ cái đẹp. Vào thế kỷ thứ XVI, các trà thất đã cống hiến cho các chiến sĩ kiêu hung và các chính khách tận tuỵ với đất nước chúng tôi, những người suốt đời lúc nào cũng gian lao vất vả vì sự nghiệp thống nhất và tái thiết lập Nhật Bản, những giờ khắc thư giãn thật quý báu. Đến thế kỷ XVII, khi sự câu nệ vê nghi thức của chế độ cai trị do các tướng quân Mạc phủ (Tokogawa) cầm quyền trử thành nếp sống chủ đạo trong xã hội, thì phòng trà là nơi duy nhất để các tâm hồn nghệ sĩ có thẻ cùng nhau đến tìm sự cảm thong. Bởi vì, trước một đại tuyệt tác về nghệ thuật là Phòng trà, làm gì còn có sự phân ngôi thứ đại thần, võ sĩ hay dân thường. Thời buổi hiện tại, chủ nghĩa tôn sùng công nghiệp đang làm cho cái tinh tế đích thực ở bất kỳ chốn nào trên hành tinh chúng ta ngày càng khó tìm. Phải chăng bây giờ chính là lúc chúng ta cần có nhiều trà tahát hơn bất cứ bao giờ ?

Trà Thư (The Book of Tea)

THƯỞNG NGOẠN NGHỆ THUẬT

Các vị có biết câu chuyện kể của Đạo gia về Cây đàn đợi chủ?

Ngày xưa, xưa lắm, tại của động Long Môn mọc một cây kiri, chúa tể thực sự của sơn lâm. Ngọn nó cao tới mức có thể trò chuyện cùng các vì sao trên trời. Rễ nó đâm rất sâu, cuộn thành những cái vòng của con Rồng Bạc đang ngủ yên trong lòng đất. Về sau có một pháp sư cao cường đốn hạcay kiri ấy xuống, lấy gỗ nó làm thành một cây đàn kỳ diệu. Tuy nhiên cây đàn này hết sức ngang ngạnh, chỉ có bà tay của bậc nhạc sĩ kỳ tài mới sử dụng được mà thôi. Cây đàn trở thành một báu vật của hoàng đế Trung Hoa. Có rất nhiều người từ khắp nơi đã về kinh xin thử dùng cây đàn nhưng không một ai có thể gảy nên thục thức. Ai cố gắng lắm thì cũng chỉ buộc được cây đàn phát ra những tiếng chát chúa như tuồng miệt thị cả người chơi. Nó khăng khăng không chịu hoàn tiếng tơ cùng giọng hát người nghệ sĩ. Nó không chịu nhận bất kỳ ai là chủ nhân của mình.

Mãi sau gặp Bá Nha, một tay đệ nhất danh cầm. Bàn tay dịu dàng người nhạc sĩ bắt đầu vuốt ve cây đàn như thể người ta tìm cách vỗ về một con ngựa bât skham, lát sau mới nhẹ nhàng đọng tới các sợi tơ. Rồi nhạc sĩ cất cao tiêgns hát ngợi ca thiên nhiên và thời tiết bốn mùa, những đỉnh núi chọc trời và những ngon suối róc rách; vậy là bỗng nhiên như thể các kỷ niệm xưa của cây đại thụ bừng tỉnh. Và người ta bỗng lại nghe như đâu đây có ngọn gió xuân vừa thổi tới, mơn man cành lá cây rừng. Lại tưởng thấy những ngọn thác nhảy múa dưới vực thẳm, nước toé lênnhư thể mỏm cười với những bông hoa vừa hé nụ. Lịa tháng nghe giọng hát mơ màng của mùa hạ qua tiếng vo ve của muôn vàn côn trùng, con chim tu hú hót, con mưa hè dồn dập. Hãy lắng nghe kìa: Có phải một con hổ vừa cất tiếng gầm đâu đây, và ngàn sâu ngân vang lời đáp lại. Nhưng mùa thu lại đến rồi. Trong đêm thâu thanh vắng, trăng non sắc như lưỡi liềm chiếu lấp lánh những giọt sương sa đầu  ngọn cỏ. Kế đó kà màu đông; giữa những bầu trời trắng xoá tuyết rơi, những đàn thiên nga vội vã lượn vòng bay tìm nơi trú rét, nhưgx hạt mưa đá bộp bộp gõ xuống các cành cây với một niềm vui hoang dại.

Rồi Bá Nha đổi giọng. Nhạc sĩ chuyển sang những khúc hát ca ngợi tình yêu. Rừng cây cúi đầu như thể một chàng trai long nồng cháy yêu thương chìm đắm trong suy tư. Trên trời cao đám mây rưc rỡ bay qua, kiêu sa tựa một nàng trinh nữ khoác tấm áo mây dài, mây bay đến đâu là kéo theo lê thê cái bóng phủ xuống mặt đất như rải những tuyệt vọng. Sau Bá Nha lại đổi going nữa rồi. Lần này chàng hát về chiến chinh, nghe long loảng xoảng gươm đao trong tiếng nghịa hí vang trời. Vậy từ cây đàn bỗng dậy cơn bão tố trước Động Long Môn, như có con rồng dữ cưỡi làn chớp bay vút lên trời, như có bang tuyết đất đá ầm ầm lỏ xuống từ sườn núi cao, Hoàng Đế Trung Hoa ngạc nhiên đến sũng sở, hỏi Bá Nha đâu là bí quyết thành công. Chàng đáp: “Tuê bệ hạ, những người trước kia thất bại vì họ chỉ biết ngợi ca mình. Thần để cho cây đàn tự nó chọn những chủ đềnó ưa thích, mà thật ra lúc vừa hát vừa đệm đàn, chính thần cũng không rõ cây đàn là Bá Nha hay Bá Nha là cây đàn”.

Câu chuyện trên minh hoạ thật tài tình cái huyền diệu trong thưởng ngoạn nghệ thuật. Mỗi kiệt tác là một bản giao hưởng thể hiện nhữn tình cảm tinh tế nhất của con người. Nghệ thuật đích thực, ấy là Bá Nha còn chúng là ta là cây dàn Động Long Môn.

Cây đữa thần của cái Dẹp khua những sợi dây dàn bó ẩn trong tâm hồn ta tỉnh giấc. Trước lời kêu gọi của cái đẹp, những sợi tơ lòng rung lên và ta bỗng dung xúc động. Tâm hồn nói với tâm hồn. Chúng ta ngghe rõ những lời không thốt ta, chúng ta nhìn thấy cái vô ảnh vô hình. Bàn tay nghệ sĩ khơi gợi nơi ta những giai điệu ta chưa từn biết. Bao kỷ niệm hồ dễ lãng quên từ lâu bỗng lại hiện về trong lòng ta mang theo ý nghĩa mới. Những niềm hy vọng bóp nghẹt vì lo âu, những đam mê ta chưa hề dám tỏ bày trở lại thôi thúc ta với một vầng hào quang mới. Tâm hồn ta là tấm vải căng sẵn trên khung để bàn tay nghệ sĩ đặt lên đó các màu sắc, những mảng sáng nói lên niềm vui của chúng ta, những mảnh tối là nỗi buồn của lòng ta đó. Kiệt tác ở trong ta vàg ta ở trong kiệt tác.

Sự đồng cảm tối cần cho thưởng ngoạn nghệ thuật dự tren nền tảng nhân nhượng lẫn nhau. Người xem phải chuẩn bị tâm hồn để tiếp nhận thông điệp, còn nghệ nghệ sĩ phải biết cách truyền tải thông điệp ấy đi. Koboro Enshu, một trà sư nổi tiếng và cũng là một đại thần từng có câu nói đáng ghi nhớ: “Bạn hãy tiếp cận một nghệ sĩ lớn như thể tiếp cận một bậc đại vương hầu”. Muốn hiểu được một kiệt tác, bạn hãy cúi đầu thật thấp và chờ đợi, bãn hãy nín thở cố lắng nghe những gì kiệt tác sễ nói lên với mình. Một nhà phê bình nghệ thuật trứ danh đời Tống có lần thốt ra một lời thú nhận đáng yêu: “Khi tôi còn trẻ, tôi ngợi khen bà danh hoạ đã sáng tạo nên nhữn bức tranh mà tôi thích, dần dần già dặn them, tôi lại tự khen mình đã biết thích những gì nhà danh hoạ đã chọn lựa khiến cho tôi thíchnơi búc tranh ấy”. Thật đáng phàn nàn là trong chúng ta rất ít người quan tâm nghiên cứu phong cách của các nghệ sĩ bậc thầy. Cứ khư khư cái dốt nát của mình, chúng ta dã không làm nổi điều lịch sự tối thiểu ấy, vì vậy chúng ta đã không thưởng thức nổi đại tiệc vè nghệ thuật đang bày ra trước mắt. Người nghệ sĩ bậc thầy lúc nào cũng có cái gì đó để mời chúng ta thưởng thức, vậy mà chúng ta ra về lúc nào bụng cũng vẫn đói meo chỉ vì không có đầu óc thẩm mỹ.

Ngược lại, với những ai có khản năng thưởng ngoạn, tạo được sự đồng cảm của tâm hồn với nghệ thuật, mỗi kiệt tac sẽ trở thành một thực tế sống động đủ sức cuônc hút ta qua những mối liên hệ bạn bè, Các nghệ sĩ bậc thầy sở dĩ bất tử, là vì tình yêu thương của họ, những ấu lo của họ mãi mãi sống nơi lòng ta. Tâm hồn chứ không phải bàn tay, con ngời chứ không phải kỹ thuật đã cất lời kêu gọi ta, và lời kêu gọi càng mang tính người thì cây đáp lại của ta càng sâu sắc, và chính nhờ sự đồng tình giao cảm bí hueyèn ấy mà chúng ta có thể cùng đau khổ cùng hạnh phúc vơi snhững nhân vật nam cũng như nữ trong thơ ca và trong tiểu thuyết. Nhà viết kịch Chikmatsu Sheakespeare của Nahạt Bản chúng tôi, cho rằng một trong những nguyên lý thiết yếu của sáng tạo kịch nghệ là khơi gợi được niềm tin nơi công chúng. Một lần, các học trò của ông cùng đệ trình khá nhiều kịch bản, ông chỉ thích có một. Đấy là một vở kịch ít nhiều tương tự vở “hài kịch của những nhầm lẫn” nói về chuyện hai anh em sinh đôi luôn bị người ta nhận nhầm vì giống nhau như đúc. Chikamatsu nói : “Ừ, ta cảm thấy vở kịch này có tinh thần của kịch nghệ , bởi vì nó có quan tâm đến công chúng; nó làm cho khan giả khi xem hiểu rõ vở kịch hơn các diễn viên, Khán giả hiểu do đâu có sự nhầm lẫn, và đem lòng thương hại các nhân vật trên sàn diễn cứ mãi ngây thơ lăn xả vào số phận”.

Các nghệ sĩ bậc thầy ở phương Đông cũng như phương Tây chưa bao giờ coi nhẹ tầm quan trọng của cách làm sao khơi gợi cho được sự đồng cảm của khan giả đối với cái bí ẩn trong tác phẩm của mình. Có ai không cảm thấy hãi hung trước nội dung tư tưởng mênh mông nó mang lại? Có kiệt tác nào của các bậc thầy mà không khiến cho người xem cảm thấy yêu thương mến mộ? Ngược lại, các tác phẩm thời nay cái nào cũng na ná cáo nào như được rập từ một cái khuôn thì lạnh lùng vô cảm biết ngần nào! Một đăng là sự giải bày nồng nhiệt của tâm hồn con người, một đằng chỉ là biểu hiện mang tính công thức. Các nghệ sĩ hiện đại thường nô lệ vào kỹ thuật cho nên ít chịu nâng mình lên cao hơn con người của chính họ. Cũng giống như các nhạc sĩ từng thất bại không sử dụng được cây đàn Động Long Môn, các giai điệu của người nghệ sĩ ngày nay chỉ toàn hát về mình. Nếu tác phẩm của họ có tiền gần đến khoa học, thì chắc chắn chúng ngày càng rời xa con người. Có một câu ngạn ngữ cổ ở Nhật Bản nói rằng, phụ nữa không thể nào yêu một người dàn ông kiêu ngạo quá chừng, bởi trong trái tim luôn đầy ắp kiêu căng của chàng ta làm gì còn chừa khe hở nào nữa đâu để cho tình yêu có thể len vào trong đó. Trong nghệ thuật, lòng kiêu căng bao giờ cũng tai hại cho sự đồng cảm, bất kể sự kiêu cang ấy xuất phát từ người nghệ sĩ hay từ công chúng mà ra.

Còn có gì thánh thiện hơn sự hòa hợp giữa những tâm hồn đồng cảm thông qua nghệ thuật? Vào những phút giây lòng người gặp được lòng người, ai yêu nghệ thuật đều cảm thấy như tự mình cũng được nâng lên. Người ta có cảm thấy mình là đồng thời mình, cũng không còn là chính mình. Họ nhìn thoáng thấy cái vô cùng nhưng không làm sao đủ sức diễn tả hết niềm vui, vì con mắt làm gì có lưỡi . Tinh thần được giải thoát khỏi thể chất, tha hồ bay bổng theo vũ điệu của vạn vật. Chính nhơ vậy mà nghệ thuật gần gũi với tôn giáp và làm cho loại người them cao quý. Chính nhờ vậy, kiệt tác nghệ thuật trở thành gần tựa vật thiêng. Người Nhật Bản chúng tôi thời xưa lúc nào cũng bày tỏ sự ngưỡng vọng hết mức đối với tác phẩm của những nghệ sĩ lớn là do vậy. Bác bậc trà sư cất giữ báu vật của mình cẩn trọng như giữ đồ thờ phụng. Muốn xem, phải mở cả một loạt hòm, hòn to chưa hộp nhỏ, mở mãi mới lấy ra được cái vật báu gói bọc cẩn thận trong tấm lụa mượt mà chẳng khác nào đó là một di vật tối thiêng liêng. Báu vật ít khi mang ra cho mọi người cùng xem, trù ai cùng hội cùng thuyền.

Và cái thời Trà đạo đạt đến tột đỉnh cao, cac tướng lĩnh lập được nhiều chiến tích thường mong được triều đình tặng thưởng một tác phẩm nghệ thuật quý hiếm hơn là ban cho một thái ấp. Vì vật nhiều vở kịch được công chúng mến mộ nhất thường đề cập đến chủ đề, qua nhều gian truân cuối cùng tìm lại được một kiệt tác phiêu lạc, Có một vở diễn lại câu chuyện, tại dinh thự của hầu tước Hosokawa co stangf trữ một bức tranh của danh họa Tuyêt Thôn vẽ Đức Lạt Ma. Một hôm, do sự bất cẩn của viên võ sĩ đến phiên trực, hỏa hoạn bùng phát. Quyết tâm cứu cho được bức danh họa bằng bất cứ giá nào, người võ sĩ lao vào ngôi nhà đang bốc cháy dữ dội, tìm cách giật lấy bức tranh, Nhưng mọi lối thoát đều đã bị ngọn lửa bịt kín hết rồi. Vậy là để bảo toàn bằng được bức tranh quý, chàng môn đò Võ sĩ đạo liền rút gươm tự rạch bụng mình, xé một cánh tay áo cuộn kín tấm lụa tác phẩm của Tuyết Thôn, rồi nhét luôn vào bụng qua vết cắt vừa mới mở. Khi đám cháy được dập tắt, người ta tìm thấy trong đám tro tàn bốc khói một thi thể hầu như đã cháy rụi song vẫn còn ôm gọn trong lòng cái báu vật nhờ vậy bức kiệt tác được bảo toàn. Cho dù câu chuyện hơi quá bị thương, nó minh họa tài tình, cùng với lòng tận tụy của một võ sĩ trung thành, cái giá và người Nhật chúng tôi vẫn đặt vào một kiệt tác.

Xem thêm:  Trà Đạo: Truyền thống văn hóa Chân Thiện Mỹ lâu đời trên thế giới

Tuy nhiên, xin chớ quên rằng, một tác phẩm nghệ thuật chỉ có giá trị trong chừng mực nó nói lên được điều gì đó với chúng ta. Nó có thể nói bằng ngôn ngữ phổ thông nhất, người bất cứ nước nào dều cso thể nghe có thể hiểu, nếu chúng ta cũng học được cach bày tỏ tình cảm của mình đối với tác phẩm nghệ thuật bằng ngôn ngữ chung. Bản thể con người vốn đã hạn chế, lại gánh thêm sức nặng của truyền thống và những ước lệ của xã hội, cộng với những gì thừa hưởng được từ di truyền nằm sâu trong các bản năng, làm chon ang lực thưởng ngoạn nghệ thuật của chúng ta càng trở nên hạn hẹp. Cá tính riêng của mỗi người, theo cách nào đó cũng giới hạn hiểu biết của chugns ta, vì vậy ta thườn có thói nghiêng theo thiên hướng tìm những cái gì quen thuộc với mình trong các tác phẩm thời quá khứ. Đúng là mếu chúng ta chịu khó thường xuyên trâu dồi dần dần rồi sẽ có khả năng thưởng ngoạn nhiều dạng thức của cái đẹp mà trước đây ta vẫn tưởng không cách nào tiếp cận. Tuy nhiên, trên thực tế chúng ta thường chỉ nhìn thấy hình ảnh của mình trong vũ trụ, đã thế tính cách riêng của mỗi người lại chi phối cảm nhận cá nhân về nghệ thuật. Các bậc đại trà sư xưa nay chỉ sưu tập những vật thật sự phù hợp với mỹ cảm riêng của mình.

Nhân đây, tôi chợt nhớ một câu truyện lưu truyền về trà sư Kobori Enshu. Các môn dệ ông hay ngợi ca mỹ cảm tuyệt vời của thầy thể hiện qua bộ sưu tập riêng các báu vật. Môn đệ khen: “Vật nào cũng đẹp, khiến bất kỳ ai được nhìn thấy cũng khó ngăn nổi trầm trồ. Điều đó chứng tỏ mỹ cảm của thầy cao hơn hẳn đại trà sư Rikyiu, bơie cả ngàn người xem mới có được một người đủ khả năng thưởng thức cái đẹp những vật mà ngài Rikyiu sưu tập”. Nghe vậy, Enshu buồn rầu đáp “Đõ rõ rang là chứng cứ về sự tầm thường kém cỏi của ta. Ngày Rikyiu vĩ đại có đủ dung khí chỉ yêu thích những gì thật sự hấp dẫn riêng ngài, trong khi đó ta lại tự xếp mình một cách vô thức vào sở thích của số đông. Rõ ràngcar ngàn trà sư mới có được một vị như ngài Rikyiu.

Ngày nay, thật đáng buồn, nỗi nhiệt tình hời hợt của chúng ta đối với nghệ thuật không dựa trên tình cảm thực nào. Vào thời buổi gọi là dân chủ như thời đại chúng ta ngày nay, người ta chỉ biết gàio thét ngơi ca những  gì mà số đông coi như tốt đpẹ hơn tất thảy các thứ khác,mà không hề cân nhắc đến tình cảm thật của riêng mình. Người ta bỏ cái tinh tế để chuộng thứ đắt tiền, ruồng rẫy cái đẹp mà chạy theo thời thượng. Đôi với quảng đại dân chugns thì đã có sẵn những tờ tạp chí in đầy tranh ảnh minh họa, sản phẩm thật xứng đáng với lòng tôn sùng công nghiệp của xã hội ngày nay, thường xuyên cung cấp choc ac món ăn nghệ thuật dễ tiêu hóa hơn nhiều so với thưởng ngoạn những kiệt tác thời cổ đại ở Italia hay của các danh họa triều đại Ashikaga nước Nhật Bản chúng tôi, mà mọi người ai cũng luôn miệng cho rằng mình hết sức ngưỡng mộ. Dưới con mắt của số đông, tên tuổi người nghệ sĩ quan trọng hơn chất lượng tác phẩm. Cách đây mấy thế kỷ, một nhà phê bình nghệ thuật Trung Quốc đã phàn nàn: “Thiên hạ đời nay đánh giá hội họa bằng lỗ tai”. Chính sự thiếu vắng đầu óc thẩm mỹ là nguyên nhân dẫn đến việc sản xuất ra hang loạt tác phẩm cổ điển dởm bày la liệt khắp chốn khắp nơi, mà cho dù ta có quay mặt đi đâu cũng không tránh khỏi nhìn thấy.

Một sai lầm khác không kém phần phổ cập là nhầm lẫn nghệ thuật với khảo cổ học. Sự sùng kính đối với nghệ thuật thời Cổ đại là một trong những nét cao quý nhất của các đức tính loài người, và chúng ta cầu mong cho dức tính ấy ngày càng tỏa rộng, lan sâu hơn nữa. Các nghệ sĩ bậc thầy thời thượng cổ xứng đáng được mọi ngưỡng vọng, bởi các vị có công mở đường khai hóa cho hậu thế. Riêng cái việc giản đơn là tác phẩm của họ đã vượt lên không biết bao lời phê bình chỉ trích để còn lại tới ngày nay, để đến với chúng ta mang theo toàn bộ hào quang, đã đủ cho mọi người tôn sùng họ. Tuy hiên, chúng ta sễ là những kẻ ngốc nếu chỉ đơn thuần căn cứ vào niên đại xa hay gần, tức là vào tuổi của tác phẩm, để đánh giá mức độ thành công của chúng. Vậy mà chúng ta vẫn thường để cho tình cảm mến mộ lịch sử vượt lên trên năng lực thẩm định mỹ học, Phải chờ cho đến lúc người nghệ sĩ nằm yên trong nấm mồ, chúng ta mới mang dâng họ bó hoa tán thưởng. Thế kỷ XIX là thế kỷ sản sinh thuyết tiến hóa, những nó lại có cái không hay là tạo cho mọi người thói quen để cá nhân chìm khuất trong chủng loại. Một nhà sưu tập luôn quan tâm tìm kiếm những tiêu bản đại diện cho một thời đại hay một trường phái, mà quên mất rằng chỉ cần một kiệt tác thôi là đủ soi sáng chúng ta về cả một thời đại hay mọt trường phái nghệ thuật, hơn là số lượng lớn mà chỉ gồm những tác phẩm tầm thường của thời đại hay trường phái ấy. Chúng ta quá thiên về phân loại học mà coi nhẹ thưởng ngoạn.Xu hướng mở quá nhiều cuộc triển lãm mệnh danh tính khoa học mà không quan tâm đúng mực ý nghĩa mỹ học, là nguyên nhân dẫn đến sự tàn tạ của nhiều viện bảo tang ngày nay.

Cho dù nhìn về bất cứ góc độ sống động nào của thực tại, thì các quyền của nghệ thuật đương đại không thể không được con người biết đến. Nghệ thuật hôm nay là cái thực sự thuộc về chúng ta, bởi nó phản ánh chính chúng ta. Bài bác nó, túc là ta tự bài bác ta. Bảo rằng thời đại chúng ta ngày nau không còn có nghệ thuật, vậy thì lỗi ấ tại ai? Đối với người xưa, chúng ta quen ca ngợi không tiếc lời, nhưng lại chẳng mấy ai quan tâm đến những khả năng cùng thời với mình, quả là điều đáng hổ thẹn, Vậy mà thời đại chúng ta có thể biết bao nghệ sĩ đang chiến đấu, biết bao tâm hồn đang kiệt lực vì lao động miệt mài cho cái đẹp thì ta lại bỏ mặc, để cho lụi tàn trong tối tăm chẳng được ai đoái hoài. Cái thế kỷ tự cho mình là trung tâm của vũ trụ này đã tạo cho người nghệ sĩ được cảm hứng gì? Quá khứ có thể đang thương hại nhìn sự nghèo nàn của nền văn minh hiện đại, tương lai sẽ cười cho cái khô cằn của nghệ thâutj thời nay. Chúng ta đang hủy hoại nghệ thuật bằng cách hủy hoại cái đẹp trong lòng cuộc sống. Liệu có thể xuất hiện một đại pháp sư cao cường đủ tài sức đẽo từ cái than của xã hội chúng ta hôm nay để làm nên một cây đàn kỳ diệu mà mọi sợi tơ đồng sẽ rung lên dưới bàn tay lướt nhẹ của thiên tài?

Trà Thư (The Book of Tea)

HOA

Trong ánh sáng của mùa xuân lung linh mờ ảo vào lúc bình minh, nghe tiếng chim líu lo những giai điệu hueyefn bí trên cành, cac vị có bao giơ cảm tưởng đấy là các con chim trống đang hát về hoa cho các con mái của chúng nghe? Đối với loài người, điều hiển nhiên là thi ca diễm tình ra đời cùng thời với tình yêu hoa. Bởi còn có cách nào diễn tả một tâm hồn trinh nữ bắt đầu nảy nở hay hơn là ví nàng với một bông hoa dịu dàng trong thơ ngây vô thức, một mực lặng im mà vẫn ngát tảo mùi hương> Kho chàng trai thời nguyên thủy tặng bó hoa đầu tiên cho người yêu, ấy là lúc loài người tự năng lên khỏi tình trạng dã thú. Bằng cái động tác nâng của mình lên vượt khỏi cái bản năng tho bạo, chàng trai thật sự trở thành người. Khi nhận thức ra và biết sử dụng cái như tuồng vô dụng, con người dặt chân vào vương quốc nghệ thuật.

Cho dù ta đang vui mừng hay đang vuồn khổ, hoa luôn là người bạn thủy chung. Cùng với hoa ta ăn, ta uống, ta ca, ta nhảy, ta tán tỉnh người yêu. Chúng ta kết hôn với hoa, chúng ta rưuar tội cùng với hoa. Và làm sao chúng ta dám lìa bỏ cõi trần mà không có hoa. Chúng ta đã thờ cúng với hoa bách hợp, mặc tưởng cùng hoa sne, bình thản như mặt trận với hoa hồng, hoa cúc. Chúng ta đã từng thử nói lên ngôn ngữ của hoa. Làm sao con người có thể sống không có hoa? Có phải htaatj đáng kinh hoàng không, khi thoáng hình dung một thế giới hóa bụa bởi thiếu vắng hoa? Hoa chẳng đã mang niềm an ủi tới bên giường bênh, hoa chẳng đã chiếu sáng vực dậy những tinh thần rời rã u buồn đó sa? Sự dịu dàng thanh tịnh hỏa hoa khôi phục giúp ta niềm tin lung lay về vũ trụ, chẳng khác nào ánh mắt tinh anh của em bé kháu khỉnh làm hồi sinh trong ta những hy vọng tưởng đã vĩnh viễn mất rồi. Đến lúc ta cùng cát bụi nằm yên trong nấm mồ, cũng lại chính hoa bi thương lưu luyến ta.

Cho dù nói ra điều này hơi quá bi quan, chúng ta vẫn không thể tự che gấu mình, cho dù đã có hoa làm bạn, con người vẫn chưa tự nâng lên khỏi thú tính được bao nhiêu. Cứ thử mà xem, vừa mới bị ai cào nhẹ lên mặt da, con vật đã vội nhe nanh ngay lập tức. có một cây ngạn ngữ ví con người ở tuổi lên mười là một con vạt, hai mươi tuổi là một thằng điên, ba mươi tuổi một tên kẻ cắp và đến năm mươi là một tội đồ trơ trẽn. Con người sở dĩ trở thành tên tội phạm có lẽ tại nó chưa bao giờ thôi làm cầm thú. Đối với chúng ta, chẳng có gì là thực ngoài cái đói, chẳng có gfi thiêng trừ những dục vọng của chính mình. Dưới mắt chúng ta, các tôn miếu lần lượt theo nhau suupj đổ trừu một cái đời đời vẫn nguyên vẹn, nơi mà ta thường xuyên dến đốt nén nhang dâng thần tượng chí thánh chí tôn – tôn miếu ấu chính là cá nhân ta đó. Đáng chí tôn trong ta thật vĩ đại, và tiền bạc là Thiên sứ của ngài. Để có lễ vật dâng hiến đấng chí tôn, ta chẳng ngại ngần tàn phá cả thiên nhiên, Chúng ta vẫn khoe khoang mình đã chinh phục được vật chất, mà quên mất rằng vật chất đã biến chúng ta thành những tên nô lệ cho nó. Nhân danh văn hóa, nhân danh tinh anh, còn có điều tàn bạo nào con người không nỡ gây nên! Hoa ơi, hỡi những bông hoa dịu dàng, những giọt lệ của các vì sao, hỡi những bông hoa vẫn đứng thẳng trong vườn gặt đầu chào đón đàn ong bay lượn ngợi ca sương sớm cùng ánh mặt trời, hoa có biết chăng số phận nghiệt ngã đang chờ hoa đó? Hoa ơi, hãy mơ màng đi, hãy tha hồ nhín nhyả vui đùa cùng cơn gió nhẹ mùa hè cho thỏa thích đi. Ngày mai sẽ có một bàn tay độc ác đến bứt ngang cổ họng hoa, cắt rời thân hoa và mang hoa đi khỏi gia đình êm ấm của hoa. Vậy mà con người có bàn tay độc ác ấy vẫn nghĩ mình là giai nhân cơ đấy. Con người ấy sẽ nở khen hoa saoduyên dáng vậy, trong khi bàn tay cô nàng còn nhuốm màu hoa. Hãy nói đi hoa, đó là lòng nhân hậu? Có thể số phận của hoa rồi sẽ là bị cầm tù trên mái tóc một người đẹp không có trái tim, hoặc cài lên khuy áo một cô nàng chẳng dám nhìn thẳng vào hoa nếu hoa là một người đàn ông đích thị. Số phận của hoa cũng có thể là bị mang nhốt vào một cái mình chật chội chứa ít nước tù dọngđể cho hoa dịu bót con khát điên người báo hiệu đời hoa sắp tàn rồi đấy.

Hoa ơi, nếu hoa sống trong vườn ngự uyển, một ngày kia hoa sẽ gặp một nhân vật ghê ghớm tay lăm lăm chiếc kéo cùng cái cưa tí hon. Nhân vật tự phong là hoa tượng, hoa sư đấy. Rồi hắn còn dám tự cho mình là bác sĩ, chỉ chừng ấy thôi đã đủ để hoa căm ghét hắn rồi, bởi hoa thừa biết các bác sĩ lúc nào cũng tìm cách kéo dài đau khổ của bệnh nhân. Hắn sẽ cắt tỉa hoa, vít đầu hoa xuống, nắm người hoa oằn theo những thế không thể nào chịu đựng nổi, vậy mà hắn cứ khăng khăng rằng hành hạ như vậy là để giúp hoa tạo những dáng thế đẹp hơn. Hắn vặn trẹo gân hoa, bẻ trật khớp xương hoa. Hắn còn mang than hồng ra đốt. Bảo là để cầm máu cho hoa, hắn dùi cây sắt nhọn vào thân hoavới cái cớ giúp cho nhựa hoa lưu thông tốt hơn. Hắn bắt hoa ăn muối, ăn giấm, ăn phèn chua thậm chí nuốt cả axit. Khi tháy hoa sắp ngất xỉu tới nơi, hắn dội nước sôi vào gốc hoa. Hắn ta tự hào là tra tấn hoa như vậy để cho hoa có thể sống lâu hơn đâu ba tuần, và vênh váo chính nhờ tài năng của hắn cho nên hoa mới kéo dài thêm tuổi thọ đến ngần ấy. Trong khi đó, co sphải là hoa nghĩ là được chết còn hơn sống kiếp đọa đày này? Chao ôi, hoa đã phạm tội gì thời tiền kiếp để đến nỗi kiếp này phải chịu đọa đày đến thế?

Sự hủy hoại hoa không itếc tay ở các xã  hội phương Tây còn kinh khủng hơn nhiều so với cách thức những tay hoa sư hoa tượng đối xử với Hoa. Không sao tưởng tượng nổi số lượng khổng lồ những bông hoa hằng ngày bị cắt lìa thân, mang trang hoàng các dsàn vũ hội và phòng yến tiệc ở châu Âu, châu Mỹ, để rồi ngay sáng hôm sau bị hốt vứt đi luôn. Nếu teets tất cả những bông hoa ấy lại thành một tràng thì có lẽ tràng hoa ấy dài đủ vòng quanh một lục địa. Đem sự lãng phí vô tư, hoàn toàn thiếu cẩn trọng đối với cuộc sống ấy ra so sánh với cách thức hành hạ hoa ở phương Đông, thì tội ác của các tay hoa tượng trở nên chẳng có nghĩa lý gì. Những tay này ít ra cũng còn biết tiết kiệm cho thiên nhiên, còn biết lựa chọn thật kỹ càng các nạn nhân của mình trước khi gia hình, còn biết ton trọng xác hoa sau khi hoa chết. Chứ ở phương Tây, trưng bày hoa theo cung cách kia chẳng qua là lối khoe của – một thói chơi ngông nhất thời. Khi các cuộc vui tàn, sẽ đi về đâu bao nhiêu đóa hoa trang trí ấy? Còn cảnh nào đáng thương tâm hơn nhìn thấy một bông hoa tàn bị ném xuống đống phân?

Tại sao hoa sinh ra tươi đẹp như vậy mà chịu cuộc đời bất hạnh dường này? Đến con côn trùng bị người ta quấy nhiễu còn biết đốt trả, đến con vật hiền lành nhất bị săn đuổi cũng dám chống cự. Con chim đẹp mà người ta vẫn rình bắt để lấy cái lông cài lên ũ cho các bà làm duyên còn biết chạy trốn, con thú hoang có bộ lông ấm áo min màng người ta tìm đủ cách săn bẫy để lấy da về làm áo khoác, còn biết tìm chỗ ẩn náu khi nghe động tiếng chân người. Hỡi ôi, đoa hoa diu nahát có cánh để bay đi lại là con bươm bướm, còn tất cả mọi loài hoa đều đứng yên bất đọng và bất lực trước các tên đao phủ. Cho dù hoa có kêu la thảm thiết đến đâu trong cơn hấp hgối, thì tiếng kêu của loài hoa làm sao thấu lỗ tai vô cảm của con người. Chúng ta lúc nào cũng tỏ ra thô lỗ đối với những ai yêu thương chúng ta, hết lòng lặng lẽ dùm bọc chúng ta, nhưng rồi sẽ đến lúc bạn bè sẽ rời xa chúng ta, bởi con người quá độc ác đối với họ. Các vị có nhận thấy chăng, các loài hoa dại mỗi năm hiếm hoi hơn trước. Phải chăng những bông hoa khôn ngoan nhất dã khuyên nhủtất cả loài hoa hãy nên cùng nhau chậy trốn, chờ cho đến lúc nào con người nhân đạo hơn chút nữa chăng? Có thể hoa đến phải di cư hết lên trên trời.

Hãy ngợi khen người chăm lo làm vườn trôgn cây. Người chăm chút cây hoa trồng trong chậu còn nhân đạo hơn nhiều kẻ luôn lăm lăm cây kéo ơẻ tay chức cắt hoa. Chugns ta thú vị xiết bao khi ngắm nhìn họ chăm chút các khóm hoa. Họ lo lắng nhìn lên dám mây đen, họ mừng vui khi mặt trời ló rạng, họ điên người lo âu trước tin báo sắp có băng giá, họ băn khoan sao hoa chặm nhú nụ đến vậy, và rồi họ hả lòng hả dạ khi nhìn thấy tán lá xanh rờn. Trồng hoa là một trong những nghệ thuật cổ xưa nhất ở phương Đông. Mối tình của thi nhân đối với một loài hoa nào đó dã được chép thành cổ tích thành thơ ca ngay từ thời cổ dại. Dưới đời Đường va Tống, những người thợ làm đồ gốm sứ đã tạo nên cho hoa những cái chậu tuyệt vời, đó không phải là những cái vò, cái vại thông thường mà nhiều khi là cả một tòa lâu đài ghép bằng đá quý. Cứ mỗi cây hoa lại cắt dặt một người hầu chuyên lo chăm nom hầu hạ nó, có nhiệm vụ ngày ngày nhẹ rửa các lá hoa với chiếc bàn chải làm bằng lông thỏ. Có nhà thơ đã viết, hoa mẫu đơn thì hằng ngày phải được một cô gái trang phục đàng hoàng tưới tắm, còn hoa hàn mai nở vào mùa đông giá lạnh thì nahát thiết phải được bàn tay cảu một tăng lữ gầy gò xanh xao chăm sóc. ở Nhật Bản, có mọt vở kịch Nô rất nổi tiếng nhan đề là Hachinoki sáng tác từ thời đại Ashikaga và đến nay vẫn thường xuyên công diễn, kể chuyện một chến binh lâm vào cảnh bần hàn, một đêm đông rét mướt chợt có vị tăng lữ ghé nhà xin tạm trú chân, chàng không có vủi dốt mời khách sưởi, đành phải đắn cả cây quý nhất trong vườn ra làm củi. Vị tăng lữ ấy không ai khác Hojo Tokiyori, hoàng đế Harun Al-Raschid trong các cổ tích Nhật Bản chúng tôi, đêm hôm ấ ngài vi hành, tvà dĩ nhiên sự hy sinh của chàng hiệp sĩ tốt bụng được bền bù thỏa đáng. Cho đến ngày nay, vở kịch ấy mang ra diễn lần nào cũng làm cho khán giả Tokyo rơi nước mắt.

Thời xưa, người ta hết sức cẩn trọng trong việc chăm sóc, bảo toàn những loàihoa yếu đuối. Sử chép rằng vua Huyuền Tông nhà Đường cho treo những vhiếc lục lạc bằng vàng lên các cành cây trong vườn ngự uyển để xua đuổi chim chóc đến phá hoa. Đích thân nhà vua hằng ngày đi dạo trong vườn, mang theo một đoàn nhạc công vừa đi vừa tấu những khúc êm đềm mua vui cho hoa.

Hiện nay tại tu viện Samadera gần tahfh phố Kobe còn lưu tàng một tấm bảng quý tương truyền của hiệp sĩ Yoshitsune, vị anh hùng tỏng bộ sử thi của chúng tôi tương tự sử thi Hiệp sĩ bàn tròn của nước Pháp. Đấy là một tấm cáo thị vốn đực trẹo nhằm bảo vệ một cây mai kỳ diệu nào đó. Cáo thị ban bố nghiêm lệnh cho tất cả dân chúng biết rõ và tuân hành. Sau khi ngợi ca vẻ đẹp của hoa, nghiêm lệnh truyền “Bất kỳ kẻ nào chặt một cành mai, kẻ ấy sẽ bị chặt bỏ một cánh tay”. Không biết ngày nay cs nên chăng áp dụng những luật pháp tương tự đối với những kẻ đang tâm pháhoại hoa và hủy hoại vô tội vạ các tác phẩm nghệ thuật?

Ngay đến cả việc trồng hoa trong chậu, cũng phỉa lên án sự íchh kỷ của người đời. Tại sa nỡ dời những cây hoa khởi xứa sở của chúng và bắt chúng nở bông ở những nơi xa lạ? Như vậy có khác chi buộc loài chim phải hót ca, phỉa ấp trứng trong lồng? Có ai hiểu được nỗi khổ của những cành phong lan đang ngột ngạt bởi bầu không khí nhân tạ oi nồng trong các nhà kính của các vị, có ai nghe được tiếng thở dài tuyệt vgj của chúng mong chờ một tia nắng trơì Nam?

Người thjat sự yêu hoa phải là người chịu cất công đi ngắm hoa ngay tại xứ sở của hoa, tựa Đạo Uyên Minh ngồi trước giậu tre đỏ chuyện trò cùng hoa cúc, như Lâm Hòa Tĩnh vào lúc hoàng hôn mãi dạo ngắm mai hoa đang nở hoa ở Tây Hồ, để đến nội trong mùi hương kỳ diệu lạc mất đường về. Người ta kể chuyện Chu Mậu Thức nhất quyết ngủ đêm trong thuyền để cho giấc mơ của mình được quyện hòa cùng mộng đẹp của hoa sen. Chính tinh thần yêu hoa ấy ngày xưa vẫn thường xuyên rung động con tim hoàng hậu Komio, một trong những nữ hoàng nổi tiếng nhất thời đại Nara, khi bà cất tiếng hát: “Hoa ơi, nếu ta ngắt hoa, tay ta sẽ làm hoa ô uế. Ta cứ để hoa nguyên như vậy trong vườn mà dâng lên cúng Đức Phật Tiền thế. Đức Phật Hinệ thế và Đức Phật Hậu thế!”

Tuy nhiên chúng ta cũng chớ nên đa sầu đa cảm quá. Hãy bớt xa hoa đi mà phải đàng hoàng hơn. Lão tử nói: “Trời đất vô tình” cơ mà. Hoàng Pháp đại sư niệm: “Cứ trôi đi, trôi đi, trôi đi, trôi đi, dòng đời không trở lại. Hãy từ trần, từ trần, từ trần, từ trần, cái chết đâu có chừa ai”. Cho dù ta găơk sự hủy diệt đang chờ đợi ta ở hướng đó. Hủy diệt dưới thấp và hủy diệt trên cao, hủy diệt đằng sau và hủy diệt đằng trước. Chỉ có sự biến hóa là duy nhất vĩnh hằng, vạy thì tại sao không đón chào cái tử như nghênh tiếp cái sinh? Tử sinh chỉ là tương đối, chẳng qua là đêm và ngày của Brahma. Cái già cỗi có tan rã đi thì mới có chỗ cho cái mới tái sinh. Chúng ta từng phụng thờ Thần Chết, nữ thần tàn ác đội lốt Từ Bi dưới những danh xưng khác nhau. Đấy chính là hình bóng của Thần Hủy Diệt muôn loài mà các môn đồ Bái Hỏa giáo nhìn thấy qua Thần Lửa của họ. Đấy chính là sự thanh khiết của lưỡi kiếm lạnh lùng mà trước nó các môn đồ Thần đạo ngày nay vẫn quỳ lại khiêm cung. Ngọn lửa bí huyền thiêu rụi nỗi khiếp nhược nơi ta, lưỡi kiếm thiêng liêng chặt đứt sự nô lệ của ta vào dục vọng. Từ đôgns tro tàn còn lại của di hài ta, vụt bay lên con chim thần bất tử của kỳ vọng, từ nền tảng tự do sẽ nảy sinh thực tại cao hơn của nhân loại.

Tại sao chúng ta không dám hủy hoại hoa để từ đó rút ra những hình thức mới làm cao quý hơn quan niệm về thế gian? Chúng ta chỉ đòi hỏi hoa hãy cùng ta hy sinh vì cái đẹp. Chúng ta chuộc lại mọi lỗi lầm bằng cạch hiến thân cho thanh khiết và giản đơn. Các trà sư Nhật Bản đã lập luận theo cách đó khi các vị tạo dựng nên Hoa đạo.

Những ai hiểu phong cách sống của các trà sư, hoa sư nước chúng tôi, hẳn nhận thấy họ yêu hoa với lòng sùng kính gần như tôn giáo. Họ không bao giờ hái hoa bừa bãi, mà thận trọng chọn từng bông từng lá, trong đầu luôn nghĩ tới cái thế sẽ cắm những bông hoa này sao cho thành một tổng hòa nghệ thuật. Họ sẽ tự lấy làm hổ thẹn nếu chẳng mau nhỡ tay hái thừa một bông hoa. Nhân đây cũng nên nhắc tới một điều là các hoa sư, nếu có thể, luôn kết hợp lá với hoa, nhằm thể hinệ cái đẹp toàn bích của cây tươi, Về mặt này cũng nhiều điểm khác nữa, phương pháp bày hoa của họ khác hẳn cách bày hoa thông thường ở phương Tây, ở đấ toàn thấy những cành hoa trơ trụi cái bông đầu ngọn cuống, bị người ta tùy tiện căm schen chúc vào cái lọ chật chội.

Sau khi bày được hoa đúng theo sở thích của mình, trà sư sẽ mang hoa dặt vào tokonoma, nơi danh dự trong phòng khcáh của người Nhật. Không được để vật gì khác bên cạnh để khỏi làm giảm hiệu quả của hoa, thậm chí cả tranh, trừ phi có dụng tâm mỹ học làm tôn cái vẻ đẹp chng của cách sắp đặt hoa cùng tranh. Vậy là hoa ngự ở nơi ấy như đáng quân vương ngự trên ngai vàng, tất cả khách khứa và môn đồ của trà sư khi bước vào phognf đều phải cúi đầu chào hoa sau đấy mới cất lời chào gia chủ. Dựa theo những kiệt tác xếp đặt hoa, người ta đã vễ tahnfh tranh mang phổ biến rộng để khích lệ nghệ thâutj bày hoa, và đã có không ít văn chương giới thiệu những trường phái hoa khác nhau. Khi hoa tàn, hoa sư nhẹ nhàng mang ra sông ân cần ủy thác hoa cho dòng nước chảy, hoặc mang vùi cẩn thận xuống đất. Đôi khi người ta còn dựng tượng đài kỷ niệm hoa.

Dường như Hoa đạo ra đời đồng thời với Trà đạo, tức là vào thế kỷ XV. Truyền thuyết của Nhật Bản cho rằng Nghệ thuật bày hoa khởi thủy từ việc các vị cao tăng đi tìm nhặt những bông hoa còn sót lại sau mỗi con bão tàn khốc tràn qua, và với lòng ân cần vô hạn vốn có đối với mọi sinh linh, các vị cho hoa vào bình có chứa nước. Tương truyền chính Sôami, danh họa và cũng là nhà sưu tập tranh vào triều dại Ashikaga-Yoshimasa, là một trong những tông đồ đầu tiên của Hoa đạo. Trà sư Shukô là một trong những môn đệ của ông, cũng như Shennô, một môn sinh khác là người sáng lập ra môn phái Ikenobô, một môn phái hoa đạo hết sức lừng lẫy, không thua kém danh tiếng của trường phái Kanô trong hội hoa đạo Nhật Bản. Song song với việc đưa Lễ thưúc Trà lên đạt đỉnh cao thời đại trà sư Rikyiu, tức là vào nửa cuối thể kỷ XVI, Nghệ thuật bày hoa cũng lên tới đỉnh điểm huy hoàng. Trà sư Rikyiu và những môn đồ kế nghiệp lừng danh như Ota-wurala, Furuta-Oribé, Kôetsi, Kobori Enshu, Kangtagiri-Sekishu, đua nhau sáng tạo nên nhiều lối sắp đặt hoa thật tân kỳ.

Tuy nhiên, ta chớ nên quên lòng tôn sùng hoa mà bậc trà sư thể hiện chỉ là một phần trong toàn bộ Lễ thức Mỹ học của họ, thứ tưh nó không hình tành một đạo riêng biệt. Tất cả mọi cách bày hoa, cũng như mọi tác phẩm mỹ thuật trang trí phòng trà, đều tuân thủ một cách bày biện tổng thể. Vì vậy, trà sư Sekishu cấm không được cắm hoa mai trắng trong trà thất khi ngoài vườn đang có tuyết. Ccá loại hoa lòe loẹt ồn ào thì dứt khoát không đưa vào phòng trà. Hoa lá đã được sắp đặt theo bàn tay của bậc trà sư dù riêng nó có đẹp đến đâu cũng sẽ mất hêt sý nghãi nếu mang đi bày vào nơi khác, vì mọi thế dáng cũng như kích cỡ của hoa đều đã được tính toán, sao cho hài hòa với mọi đồ vật khách chung quanh.

Sự sùng kính hoa, coi đó là mực đích tự thân và sẽ sản sinh các hoa sư, bắt đầu từ giữa thế kỷ XVII. Từ bấy, hoa đạo không còn phụ thuộc vào phòng trà, và chỉ còn mỗi bó buộc duy nhất là chọn cho được ái lọ phù hợp. Có nhiều quan nuụm và phương pháp thực hành kahcs nhau, nhờ vậ có thêm khả năng thể hiện để từ đó  rút ra một số nguyên tắc và hình thành một số trường phái nghệ thuật. Một nhà văn sống giữa thế kỷ qua cho biết có thể kể ra hơn một trăm trường phái nghệ thuật cắm hoa, bày hoa. Tựa trung, tất cả đều quy về hai phái chính, Hình thức và Tự nhiên. Các trường phái hình thức do Ikennobô lãnh đạo tìm cách vươn tới cái duy mỹ mang tính cổ điển, tương tự trường phái hàn lâm của Kanô trong hội họa. Ngày nay cso nhiều bản vẽ miêu tả nhưgnx kiểu dáng sắp dặt hoa do các nghệ sĩ bậc thầy thuộc trường phái ấy lưu truyền, trông không mấy khác những bức tranh hoa lá của họa sĩ Sansetsu hay của Tsunenobo. Các trường phái Tự nhiên thì ngược lại, đúng như tên của nó, chấp nhận trước hết phải lấy tự nhiên làm mẫu, và bằng lòng với việc chỉ thay đổi vài ba thế dáng tối cần cho tổng thể mỹ học. Người ta dễ dàng nhận thấy qua trường phái bày hoa nhưgnx rung cảm mỹ học tương đồng đã tạo nên cac trường phái hội họa Ukiyoe và Shijô.

Cũng sẽ thú vị nếu có thời gian, chúng ta đi sâu nghiên cứu thêm và các quy tắc cấu thành và những chi tiết do các hoa sư lớn thời bấy giờ đặt ra, nhìn chung đều dựa trên những lý thuyết cơ bản đã chi phối trường phái trang trí Tokugawa. Có ba tnguyên lý chủ đạo: nguyên lý ưu tiên là Thiên, nguyên lý tùy thuộc là địa và nguyên lý hòa hợp và Nhân. Mọi cách sắp đặt hoa không tuân thủ ba nguyên lý ấy sẽ bị coi là khô cằn, thiếu sính khí. Ccá hoa sư thời ấy giờ luôn nhấn mạnh, cần biết cách xử lý hoa theo ba phương diện: chân phương (Chân), bán chân phương (Hành) và không chân phương (Thảo). Cũng có thể hình dung Chân là cách trình bày hoa trongtrang phục dạ hội huy hoàng, Hành là cho hoa ra mắt với áo xiêm trang nhã buổi xế trưa, và Thảo tương ứng với thường phục duyên dáng mặc ở chốn phòng riêng.

Xin thú thực, cá nhân chúng tôi nghiêm về nhưgnx acchạ bàu hoa của cac trà sư hơn là nghệ thuật xếp đặt. Nghệ thật thưởng ngoạn hoa của các trà sư là nhằm đạt được mục tiêu thiết yếu của chính hoa và trong mối liên quan mật thiết giữa hoa với cuộc sống tự nhiên. Quan niệm này thuộc trường phái mà chúng tôi muốn gọi là phái tự nhiên, hoàn toàn khác biệt phái hình thức chủ nghĩa. Trà sư cho rằng nghĩa vụ của mình chỉ là chọn hoa, rồi sau đó để cho hoa tự nói lên tâm tình của hoa. Thử hình dung, khi bạn đặt chân vào Phòng trà vào cữ cuối đông và nhìn thấy bày ở đó nở rộ một cành hoa sơn đào mảnh mai phối hợp với một đoa trà mi ngậm nụ, có phải bạn nghe được ở đây tiêgns vọng bước chân mùa đông đang giữa từ cùng điểm lànhbáo hiệu mùa xuân sắp đến? Hoặc giả bạn đến trà thất để thưởng ngoạn chén trà trưa vào một ngày hè oi bức và chợt nhìn thấy, trong không gian mát rươi của tokonoma mỗi một bông hoa bách hợp kiêu kỳ đơn chiếc lốm đốm mấy hạt sương cắm cái lọ treo; có vẻ như hoa đang cời cợt chế nhạo trò đời sao bấy cuồng điên.

Đúng là một đóa hoa đọc tấu đủ làm cho ta thú vị, song nếu hoa hòa tấu với hội họa và điêu khắc thì tuyệt vời đến đâu! Trà sư Sekishu có lần đặt mấy bông hoa súng vào một cái chậu thấp thành, làm cho người xem mường tượng cỏ hoa vẫn sống ở hồ ao hay dầm lầy, và ở bức tường phía trên treo một bức tranh của danh họa Soami vẽ đàn vịt tời đang tung cánh, một trà sư danh tiếng khác là Shoda thì tạo nên một bài thơ về vẻ đẹp haong sơ bên bờ biển bằng một chiếc lư đồng phỏng hình túp lều của người ngư ơhủ cùng vài ba bông muống dại, loại hoa vẫn mọc lan trên bãi cát bất chấp cuồng phong. Một trong các vị tân khách đến thưởng ngoạn trà hôm ấy trở về có kể lại, qua cách sắp đặt hoa của bậc trà sư, ông cảm nhận rõ cái hiu hắt cảu mùa thu đang tàn.

Chuyện về hoa thì không bao giờ hết. Xin được kể nốt hầu quý vị chuyện cuối cùng này. Vào thế kỷ XVI, loài hoa “Nữ thần Ban mai” còn khá hiếm ở Nhật Bản. Trà sư Rikyiu có cả một khoảnh vườn tròng toàn loại hjoa quý hiếm ấy, được ông chăm chút cực kỳ công phu. Tiếng đồn vang đến tận tai quan taikô, và ngài đại thần ngỏ ý muón tới xem tận nơi. Rikyiu mời thựong quan nhân thể thưởng ngoạn trà buổi sáng. Tới ngày hẹn, cụ lớn thân hành đến và đi dạo trong vườn hoa, ong sa sầm mặt vì không hề nhìn thấy một đóa hoa Nữ thần Ban mai nào. Thay vào đáy, mặt vườn đã bị san bằng, lại còn rải cát và sỏi lên nữa chứ. Vị đại thần đầu triều hầm hầm bước vào trà thất, và một quang cảnh kahcs làm ông thay đổi ngay thái độ. Giữa tokonoma bày một cái lọ đông cổ quý hiếm từ đời Tống, trong lọ ngự độc một bông hoa, đóa Nữ thần Ban mai duy nhất, đóa hoa hoàng hậu của cả vườn hoa vị đại trà sư.

Những thí dụ trên cho ta thấ đôi khi cũng phải dám hy sinh hoa. Ý nghĩa của câu chuyện hy sinh này, cahức ngay cả loài hoa cũng tán thưởng. Hoa không hèn mạt như con người. Nhiều loại hoa còn coi cái chết là vinh: điều này hoàn toàn đúng như trường hợp hoa anh đào Nhật Bản chẳng hạn. Những ai từng được chứng kiến những trận mưa hoam bão hoa ngay ngất hương tơm ở Yoshino hoặc Arashiyama mùa hoa anh đào tàn, hẳn thấu hiểu được ý nghĩa ấy. Những cánh hoa dào theo gió cùng nhau bay lên, cuốn một lúc trong không tủng như những viên ngoc quý múa lượn trên dòng suối pha lê, rồi bồng bềnh theo làn gió từ từ hạ xuống tựa hồ mỉm cười nhắn gửi: “Mùa xuân ơi, xin vĩnh biệt! Chúng em đi về chốn vĩnh hằng đây!”

 

Trà Thư (The Book of Tea)

TRÀ SƯ

Về tôn giáo, Vị lai ở sau ta. Về nghệ thuật, Hiện tại là vĩnh cửu. Các trà sư quả quyết rằng ý nghĩa thực của nghệ thuật chỉ cso thể đến với những người biết thjông qua nghệ thuật tạo nên sức cảm hóa sinh động. Chính vì vậy, trà sư không ngừng cố gắng điều chỉnh sinh hoạt thường ngày của mình theo nhưgnx chuẩn mực tinh tế mà họ đã đạt được nơi trà tahát. Trong mọi trường hợp, họ chú ý giữ gìn tinh thần thanh mịch và gướng các cuộc chuyện trò sao đừng phá tan sự hào hợp với sự vật chung quanh. Kiểu dáng và màu sắc trang phục, sự cân bằng của cơ thể, dáng điệu đi đứng, tất cả đều có thể biểu hiện nhân cách nghệ thuật của con người. Đấy là những vấn đề dâu có thể coi thường, vì người nào biết cách làm cho mình đẹp thì mới có tư cách đến gần cái đẹp. Bậc trà sư cố gắng sao cho mình không chỉ là một nghệ sĩ, mà hơn thế, là bản thân nghệ thuật. Đó là quan điểm mỹ học của  Thiền sư. Sư hoàn hảo tồn tại ở mọi vật mọi nơi, chỉ cần chúng ta lưu tâm nhân biết. Trà sư Rikyiu thích ngâm nga một bài thơ cổ:

Với những ai chỉ biết yêu hoa

Ta muốn trỏ cho họ thấy

Cả một mùa xuan đang mãn khai

Trong những chồi non mới nhú

Trên ngọn đồi tuyết phủ.

Trên thực tế các trà sư đã cống hiến rất nhiều cho nghệ thuật. Họ đã cách tân hàon toàn niền kiến trúc cổ điển cũng như cách trang trí nội thất ở Nhật Bản và tạo nên một phong cahs mới mẻ, như chúng tôi đã trình bày tại chương nói về phòng trà. Phong cách này ảnh hưởng mạnh mẽ đến cả việc xây dựng các cung điện, đền đài cất từ thế kỷ XVI trở về sau. Trà sư Kobore Enshu. Một con người đa tài đã ghi dấu ấn thiên tài của mình vào nhiều công trình, chẳng hạn biệt điện Katsura của Thiên hoàng, ccá lâu đài Nagoya và Nijô hay thiền viện Kôhan. Các trà sư đã thiết kế tất cả các khu vườn nổi tiếng ở Nhật Bản. Chắn chắn nghệ thuật làm đồ gốm Nhật khó đạt được điỉnh cao tinh tế của nó nếu không nhờ nguồn cảm hứng của các trà sư, bởi tất cả những dụng cụ trong Lễ thức trà đều đòi hỏi cac nghệ nhân làm gốm chúng tôi thi thố hết tài năng tinh xảo. Những ai nghiên cứu nghệ thuật gốm Nhật Bản đều hông thể không biết Bảy Lò Gốm của trà sư Enshu. Trên thực tế, rất khó tìm ra bất cứ ngành nghệ thuật nào ở Nhật Bản không mang dấu ấn thiên tài của các trà sư. Đối với hội họa và nghệ thuật sơn mài thì khỏi phải nói, vì sẽ quá thừa nếu liệt kê những cống hiến vĩ đại mà các trà sư để lại cho hai ngành này. Chẳng phải là một trong những trường phái hội họa lớn nhất của nước chúng tôi đã khởi nguồn với trà sư Honami Kôetsu, một nghệ sĩ sơn mài nổi tiếng đồng thời là một nghệ nhân gốm tài năng đó sao. Bên cạnh tác phẩm của ông, những sáng tác lộng lẫy của Kiiho cháu nội ông, hay của Kôrin và Kenzan các chắt của ông, hầu như bị lu mờ. Toàn bộ trường phái nghệ thuật Kôrin, như mọi người vẫn nhận định, là sự biểu hiện của Trà đạo: trên đại thể, trường phái này hầu như lúc nào cũng thể hiện được sức sống của tự nhiên.

Tuy nhiên, cho dù ảnh hưởng của cac trà sư trong lĩnh vực nghệ thuật to lớn đến bao nhiêu, nó vẫn chẳng là gì nếu mang ra so sánh với tác động của họ đối với cách hành xử của người Nhật. Tác động này rõ nét trong các tập quán xã hôi lịch sử đã đành, mà càng in dấu hơn tỏng việc sắp xếp mọi chi tiết nhỏ nhặt của cuộc sống gia đình. Nhiều món ăn ngon nhất của Nhật Bản, cách thức chúng tôi trình bày bữa ăn, đều do các trà sư nghĩ ra trước. Các trà sư dạy chúng tôi ăn mặc nên chọn những màu trang nhã. Các trà sư giáo dục chúng tôi phải chuẩn bị tinh thần ra sao khi tiếp cận hoa. Các trà sư bồi đắp đức tính ưa chuộng sự giản dị bẩm sinh của dân tộc chúng tôi càng thêm mạnh mẽ. Các trà sư giúp chúng tôi cảm nhận được cái đẹp trong khiêm nhường. Nói tóm lại. Thông qua sự giáo huấn của các trà sư, Trà đi vào cuộc sống mọi người Nhật Bản chúng tôi.

Những ai không nắm được bí quyết điều chỉnh nếp sinh hoạt của mình trong biển cả thường xuyên cuộn sóng nộ cuồng vô vàn điều vô nghĩa mà ta gọi là cuộc đời, đều phải sống trong trạng thái đau khổ triền miên cho dù họ vẫn cố gắng vô vọng để rỏ ra mình hạnh phúc, mình thỏa mãn, Chúng ta lao đao không biết cáh sao giữ được thăng bằng tinh thần, bởi vậy nhìn tháy bất cứ dám mây nào vừa xuất hiện ở chân trời là vội nghĩa rằng nó báo hiệu con bão tố. Ấy vậy mà trong các đợt sóng không ngừng xô nhau cuộn về chốn vĩnh hằng, vẫn có cái vui cái đẹp đấy chứ? Tại sao ta không nhập vào tinh thần của ngọn sóng, hay làm như Liệt tử, cưỡi luôn lên ngọn cuồng phong?

Chri ai sống với cái đẹp mới có thể chết trong cái đẹp. Những giây phút cuối cùng của các bậc trà sư thể hiện sự phong nhã thanh cao cả cuộc đời họ. Luôn luôn tìm cách sống hài hòa với nhịp điệu vũ trụ, hõ sẵn sàng ra đi vào chốn hư vô bất cứ lúc nào. Về mặt này, “Lễ thưởng ngoạn Trà cuối cùng của Rikyiu” sẽ mai mãi khắc sâu vào tinh thần mọi người như một sự cao cả bi thương.

Tình bạn giữa trà sư Rikyiu và taikô Hydeyoshi vốn khá lâu bền, và vị tướng lĩnh tài ba này luôn đánh giá cao bậc trà sư. Nhưng nhận được tình thân thương của kẻ độc tài bất kỳ thời nào cũng là một vinh dự đầy nguy hiểm. Vào thời ấy, sự phản phúc lại tràn lan, người ta không dám tin cậy cả người đàn bà gần gũi nhất. Rikyiu không phải là một thuộc quan khúm núm, đôi khi ông dám nói trái ý bậc thượng quan kiêungạo. Lợi dụng sự lạnh nhạt mới xảy ra chưa lâu giữa quan hệ hai người, các kẻ thù của trà sư vu cáo ông tham gia một vụ mưu biến nhằm đầu đọc quan phụ chính đại thần. Món thuốc độc ấy, người ta ton hót với tai kô, sẽ được dâng mời cụ lớn qua một thức uống màu lục do tự tay Rikyiu pha chế. Với Hideyoshi, một thoáng nghi ngờ đã đủ cho ông ban bố án tử hìh ngay tức khắc, và không có cách gì lay chuyển nổi quyết định của kẻ chuyên quyền. Tuy nhiên ông cũng ban cho tội nhân một dặc ân là được tự tay xử mình.

Đến ngày đã định cho ông kết liễu cuộc đời, Rikyiu mời một số môn đệ thân tín nahát tới cùng ông dự Lễ thưởng ngoạn Trà cuối cùng. Đến giờ hẹn, các khcáh mời buồn bã tụ hội dưới hàng hiên, Họ cùng đưa mắt nhìn lối đi trong vườn, và cùng nghe như thể trong hơi lá xào xạc tiêng sthầm thì của các cô hồn lang thang. Các trụ đèn lồng bằng đá vươn thẳng như những tên lính hiên ngnang đứng trước cõi âm. Nhưng từ trà thất đã thoảng bay ra hương mùi trầm quý vừa đối lên. Ấy là dấu hiệu mời các tân khách tới phòng trà. Lần lượt từng người khom lưng bước vào trà thất và ngồi vào chỗ của mình. Giữa tokonoma troe bức tranh lụa, đấy là một bản thư họa tuyệt tác do một cao tăng thời xưa vẽ sự vô thường của vạn vật trên thế gian. Tiếng nước nhè nhểo sôi trong chiếc siêu sắt đặt trên hỏa lò nghe tựa lời con ve sầu nỉ non than khóc mùa hè đang qua. Chủ nahan đã cung kính bước vào trà thất kia rồi. Các tân khách lần lượt được mời, và ai nấy lặng lẽ dùng trà, Rikyiu là người uống chén cuối cùng. Tiếp đó, theo đúng lễ thức, vị khách tôn trưởng nhất ngỏ lời xin phép chủ nahan cho được hiêm ngưỡng bộ đồ trà quý. Rikyiu mang tất cả các dụng cụ và cả tấm thư họa nữa bày ra trước mặt khách. Sau khi mọi người ngắm nghía và ngợi ca cái đpẹ cua rbộ đồ trà quý, Rikyiu trao tặng mội vị một món, coi như chút kỷ niệm về ông. Ông chủ giữ lại chiếc chén ông vừa uống. “Khong bao giờ chiếc chén trà đã nhiễm bẩn bởi đôi môi kẻ bấthạnh còn dược mang ra mời bất cứ ai”. Nói xong, ông dập tan chiếc chén quý.

Lễ thức vậy là xong. Khách cố cầm nước mắt đứng lên vĩnh biệt chủ nhân rồi lần lượt ra khỏi phòng, trù người môn đệ thân thiết nhất được ông mời nán lại chứng kiến giây phút lân chung của thầy. Ông cởi chiếc áo lễ phục vẫn dùng mỗi khi thưởng thức trà đặt xuống chiếu và cẩn thận gập lại. Trên người ông chỉ còn lại chiếc áo trắng tinh dùng cho những người sắp lìa đời mà ông đã mặc sẵn bên dưới lễ phục. Ông từ từ rút thanh đoản kiếm định mệnh, trìu mến nhìn lưỡi kiếm sáng choang, vừa ngâm tặng kiếm mấy vần thơ:

Ơi bảo kiếm

Ta chào người

Ơi bảo kiếm vĩnh hằng

Đã quá Phật Di Đà

Lại thấu Đạt Ma

Kiếm mở của Đạo

Rồi trên mội nở nụ cười, trà sư bước vào cõi vĩnh hằng.

 

Trà Thư (The Book of Tea) – Kakuzo Okakura

 

Liên hệ

  • Trọng Tín Bàt Tràng
  • Địa chỉ: 37 Gầm Cầu, Đồng Xuân, Hoàn Kiếm, HN | 46 Xóm 1 Giang Cao, Bát Tràng, HN
  • Hotline: 0982559529
  • Zalo: 0982559529

Bài mới

Ấm Chén Tử Sa Bát Tràng Có Đắt Không

Ấm Chén Tử Sa Bát Tràng Có Đắt Không?

Mục lụcChén trà nhân loạiCÁC MÔN PHÁI TRÀĐẠO VÀ THIỀNPHÒNG TRÀTHƯỞNG NGOẠN NGHỆ THUẬTHOATRÀ SƯ Trên thế giới này, có những nét đặc trưng văn hóa với những phẩm chất vượt trội, và ấm chén tử sa Bát Tràng không

Xem thêm »
x
Liên hệ