Nghi Hưng được biết đến là 1 trong những nơi sản xuất gốm sứ quan trọng của Trung Quốc, còn được mệnh danh là “đào đô” (nghĩa là kinh đô gốm sứ). Lịch sử về chế tác gốm sứ ở Nghi Hưng rất lâu đời, khoảng 7300 năm về trước, vào thời đại đồ đá mới, đã xuất hiện những ngôi làng cổ, nơi được coi là đã khai sinh ra nghề gốm sứ. Tại Nghi Hưng vẫn còn lưu giữ lại khá nhiều những di chỉ văn hóa, dụng cụ đồ đá vẫn mới còn sót lại, lúc đó con người đã nắm giữ được phương pháp nung thành các vật dụng từ đất, cát, với kỹ thuật chế tác gốm sứ rất tinh vi và chất lượng. Những đồ vật này có thể dùng đựng của báu, đựng thức ăn, hay chứa nước… Có thể nói, đồ gốm sứ thời điểm ấy đã trở thành 1 phần những dụng cụ con người không thể thiếu được.
Đến thời kỳ xuân thu chiến quốc, nơi này trở thành nơi để sản xuất sứ men xanh nguyên thủy cùng ấn văn gốm với những đường nét hình học nhìn vô cùng tinh xảo. Gò Chu Mạc – nhà Chu (từ TK XXI đến năm 256 trước CN, được Cơ Phát sáng lập) ở Bạch nê Trường Đinh Thục trấn – khu cổ mộ này đã có phát hiện nhiều dấu tích của sự xuất hiện sứ men xanh, với chất liệu rắn chắc, mặt cắt có vôi, có màu vàng xám, được sử dụng công nghệ kéo phôi cùng với tạo hình bằng phương pháp vỗ đập, thêm nữa còn có trang trí bằng rất nhiều kiểu hoa văn, đã phản ánh được những bước tiến lớn về công nghệ trong thời kỳ này.
Đến thời Tần Hán, Nghi Hưng bắt đầu sử dụng phương pháp nung để tạo men cho gốm sứ. Lò nung ở thời này có vẻ khá đông đúc khi 16 lò được phát hiện, phần lớn lò được phân bố trong phạm vi 4 cây số khu vực kéo dài từ Nam Sơn Bắc Lộc Đinh Thục trấn. Đến thời Đông Hán thì lò chế tạo nung, men cho gốm sứ có thể nói đã phổ biến hơn. Cũng có thể coi đó là cơ sở nền tảng cho gốm sứ men xanh để phát triển vững chắc “Lục triều nam sơn” nổi tiếng.
Đến thời Tống, gốm sứ Nghi Hưng có số lượng lò nung gốm được phân bố khắp nơi tương đối rộng rãi, chủ yếu là tập trung tại 2 khu vực chính: Trung tâm trấn Đinh Thục, chủ yếu là nung chế tạo chum vò, hoặc đàn tế và đồ sứ nhỏ, những chiếc chén, bát hay cối nhỏ làm bằng sứ mà ta thường ngày hay dùng; và Khu vực trung tâm bãi nhỏ nằm ở phía tây của ngũ thánh miếu (miếu khổng tử). Ở đây chủ yếu nung và chế tạo những đồ đựng dụng cụ, đựng nước và có tên gọi là “Hàn bình” (nay thuộc miền Trung của tỉnh Hà Nam và miền đông nam của tỉnh Sơn tây, Trung Quốc).
Đến thời Minh Thanh, gốm sứ Nghi Hưng trở nên phồn vinh hơn bao giờ hết. Gốm sứ tử sa đã từng bước tiến lên đến 1 tầm cao mới và trở thành hệ thống sản xuất gốm sứ độc lập, đồng thời cũng bắt đầu giao lưu mua bán cùng với ngoại quốc, trong đó giao lưu với thái lan mạnh nhất. Sản phẩm này cũng có tiêu thụ sang châu Âu, được gọi với cái tên là “hồng sắc sứ khí” (nghĩa là gốm sứ màu đỏ). Có thể do thời điểm này sản phẩm đang được nồng nhiệt chào đón nên tại Pháp đã xuất hiện hàng giả. Khi đồ gốm sứ bắt đầu được lưu hành một cách rộng rãi, một phần sản phẩm rất tinh xảo được dùng trong hoàng thất, cũng từ đó nảy sinh ra việc làm mô phỏng, làm nhái với ý định chuộc lợi. Sản phẩm này được tiêu thụ sang cả Nhật Bản, Đông Nam Á và châu Mỹ, được người ta ca ngợi với cái tên là “Cổ kim trung ngoại vô dữ luân bỉ đích danh khí” (nghĩa là khí cụ nổi danh trong thiên cổ không có gì sánh bằng).
“Thục Sơn diêu”, “Âu diêu” và “Nghi Hưng diêu” còn được phân biệt để chế tác gốm sứ tử sa, quân đào (là khuôn đóng gạch gói ngày xưa) và nhật đào (là đồ dùng hàng ngày ), 3 nơi này đã được coi là lò gốm sứ trứ danh hậu thế. Trấn Nghi Hưng là khu vực mà tiểu thương tập hợp tương đối sầm uất, còn được mệnh danh “Thiên bách lí ngoại xu chi nhược vụ” (nghĩa là trong ngoài hơn dặm đều bon chen buôn bán) và “Thương cổ dương phàm nhi hiểu dạ hành” (nghĩa là thương nhân giương buồn để thuận lợi mà kinh doanh) hay “Sơn thôn uyển nhiên đô hội” (nghĩa là nơi núi rừng thôn dã nhưng sầm uất giống như đô thành kinh kỳ). Ở Đinh Thục trấn có mật độ các lò nung chi chít, đã trở thành khu lò nung mà phồn thịnh bậc nhất. Hơn 70 lò nung cả lớn nhỏ đều tập trung tại vùng chân núi phía bắc Thanh Long và phụ cận trong bảo khố chùa, cùng với Thục Sơn, Hồ Độc, Tiềm Lạc, Thang Độ, Nhâm Thự, Thượng Viên …
Từ giai đoạn Cách mạng Tân Hợi về sau này, gốm sứ Nghi Hưng xuất hiện rầm rộ, dựa theo ghi chép lại vào những năm 1919《 tỉnh Giang Tô thực nghiệp khảo sát báo cáo 》kết hợp cùng với tỉnh trưởng Giang Tô đã điều tra, có ghi chép rằng “Nghi Hưng đào từ, danh trì trung ngoại” (nghĩa là gốm sứ Nghi Hưng nổi danh cả trong và ngoài nước), ở thị trấn Đông Nam Đinh Sơn, Thục Sơn cùng Thang Độ và Xuyên Phụ vùng thì “gia gia chế bôi, hộ hộ chủy nê” (là nhà nhà chế phôi, người người luyện bùn) hay “Y thực sở nhu duy đào nghiệp thị lại” (là cơm áo gạo tiền đều dựa vào gốm sứ). Sau đó do chiến tranh loạn lạc, sự rung chuyển của thời cuộc, trăm nghiệp cùng dẫn tới tình cảnh tiêu điều, đến tận thời dân quốc khoảng 37 năm (1948), chỉ còn sót lại 46 lò nung gốm sứ mà thôi.
Có điều, sau khi thành lập nước cộng hòa nhân dân trung hoa, gốm sứ nghi hưng dần dần được khôi phục. Vào những năm 50 của thế kỷ 20, lò nung lại phát triển lên đến 70 lò, nhiều nhất tại bạch đãng, đinh nam, lễ thự, hồ độc, thục sơn, tiền thự và thang độ của đinh thục trấn.. tùy theo sựu cải cách thay đổi về lò nung và nguyên kiệu dùng đốt, từ những năm 60 của thế kỷ 20 bắt đầu lò nung được sửa thành lò nung ngầm, lò nung điện…đến nay chỉ còn sót lại 1 lò nung kiểu cũ là còn sử dụng để nung gốm sứ mà thôi.
Mà gốm sứ Nghi Hưng cũng ngày càng xuất hiện thêm những sản phẩm đa dạng, tựa như hoa thơm cỏ lạ đang tranh nhau với muôn vẻ tươi đẹp, với sắc màu rực rỡ và mang lại cục diện vô cùng nhộn nhịp cho nơi này. Thậm chí, có phần những sản phẩm đạt đến độ thưởng thức ở nhiều mục đích sử dụng ví dụ như pha trà, đựng thức ăn, đựng rượu, lại có được thiết kế kiến trúc gốm sứ vô cùng tinh tế cầu kỳ, thêm nữa là mới mẻ độc đáo, rất khác biệt. Ngoài ra còn mở rộng khai phá thêm gốm sứ ở lĩnh vực mới, đặc điểm vật liệu là chịu lửa nhờ kỹ thuật cao.Gốm sứ Nghi Hưng đã trở thành “Đào đô” đúng nghĩa, tổng sản lượng gốm sứ công nghiệp tập trung chiếm “Nửa giang san” .
Nghệ thuật gốm sứ Nghi Hưng có thể được nói là “ngũ đóa kim hoa”, thấm nhuần vẻ chất phác cổ xưa nhưng công nghệ tinh xảo mà xanh ngắt hy vọng, băng khiết như ngọc sứ men xanh, xinh đẹp rực rỡ muôn vẻ và đoan trang ngưng đọng. Thêm nữa là thai chất rắn chắc cùng mỹ quan dùng bền, màu sắc men sặc sỡ.
- Trọng Tín Bàt Tràng
- Địa chỉ: 37 Gầm Cầu, Đồng Xuân, Hoàn Kiếm, HN | 46 Xóm 1 Giang Cao, Bát Tràng, HN
- Hotline: 0982559529
- Zalo: 0982559529